Đa dạng hoá phương thức cho vay Ngân hàng có thể phân tán rủi ro bằng cách cho vay theo nhiều phương thức khác nhau như: cho vay hạn mức, cho vay thấu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 25 - 26)

cách cho vay theo nhiều phương thức khác nhau như: cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay tài trợ, cho vay trả góp… Trong đó hình thức cho vay đồng tài trợ hiện đang được các NHTM áp dụng khá phổ biến giúp cho các NHTM phân tán được rủi ro mà không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi. Hình thức cho vay này áp dụng đối với những khách hàng không đủ hay do việc tập trung quá mức vào một khách hàng dễ dẫn đến rủi ro nếu khách hàng không trả được nợ. Khi đó các ngân hàng sẽ cùng liên kết tham gia thẩm định dự án và góp vốn cho vay để cùng chia sẻ rủi ro tương ứng với mỗi mức vốn tham gia của mỗi ngân hàng.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

Quy định về kế toán, kiểm toán

Việc hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng. Với việc thống nhất cũng như minh bạch các tài liệu kế toán sẽ giúp cho ngân hàng có thể tăng cường giám sát các khoản cho vay của mình, nắm rõ hơn tình hình của doanh nghiệp

cả trước lẫn sau khi cấp tín dụng. Qua đó, ngân hàng sẽ có các biện pháp hiệu quả nhằm phối hợp cùng doanh nghiệp, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.

Cơ chế giám sát của NHNN

Việc giám sát của NHNN là rất quan trọng, bởi chỉ khi đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, NHTM mới làm tốt, hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng. Lúc này, các chính sách, các quy định cũng như quy trình quản lý rủi ro mới được thực hiện đầy đủ. Đặc biệt, hiện nay trên thế giới, các tiêu chuẩn về Basel II đã và đang được coi là một chuẩn mực cho các ngân hàng thực hiện. Vì vậy, việc tăng cường giám sát của NHNN sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Sự phát triển của thị trường tài chính

Với một thị trường tài chính phát triển, bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng sẽ có các hình thức huy động vốn khác như huy động từ cổ phiếu hoặc trái phiếu .v.v. Việc phát triển thị trường tài chính không những hạn chế rủi ro tín dụng từ phía doanh nghiệp mà còn nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Khi các doanh nghiệp có khả năng huy động vốn trung, dài hạn trên thị trường chứng khoán, lúc này kênh tín dụng ngân hàng sẽ cung cấp chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, qua đó sẽ tăng cường khả năng kiểm soát cũng như giảm thiếu rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng không bị quá phụ thuộc vào tiền gửi, tiền thanh toán của các tổ chức, các cá nhân, … Ngân hàng có thể trực tiếp huy động tư việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ngân hàng. Hơn nữa, trong một thị trường tài chính hiện đại, ngày càng xuất hiện các công cụ tín dụng phát sinh như hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng trao đổi cộng đồng các khoản tín dụng rủi ro.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w