Các nhân tố từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 26 - 28)

Công nghê thông tin: Do công nghệ và trang thiết bị ngân hàng còn yếu kém cho nên việc thu thập và xử lý thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến những đánh giá không chinh xác. Những thông tin từ hồ sơ xin vay của doanh nghiệp, những thông tin do ngân hàng lưu trữ và những thông tin do ngân hàng tìm

hiểu bên ngoài có thể chỉ phản ánh một phần về doanh nghiệp, cần thiết phải phân tích và tìm hiểu kỹ càng hơn mới có thể đánh giá được toàn diện về doanh nghiệp. Chính vì vậy, công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin cũng trở thành một nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng, ảnh hưởng tới quá trình quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Cơ chế giám sát nội bộ: Cơ chế giám sát hoạt động tín dụng cũng là một nhân tố tác động đến quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát tốt sẽ hạn chế và khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện công tác tín dụng qua đó hạn chế được rủi ro. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong ngân hàng cũng đem lại hiệu quả tốt hơn, nó vừa có tác dụng kiểm tra, vừa cung cấp bổ xung những thông tin cần thiết không những để hoàn thiện chính sách tín dụng chung của cả ngân hàng mà đối với từng khoản vay do được giám sát chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra.

Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng: Các doanh nghiệp vay vốn là những loại hình doanh nghiệp khác nhau, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động khác nhau, đều ảnh hưởng rất lớn tới công tác phân tích đánh giá của ngân hàng. Đối với ngành nghề kinh doanh khác nhau thì đặc trưng của từng ngành là khác nhau nên các chỉ tiêu tài chính dùng đánh giá có những mức chuẩn không giống nhau. Với loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mức độ phức tạp của các báo cáo tài chính cũng khác nhau, hình thức, chu kỳ, phương thức kinh doanh khác nhau. Do đó cán bộ tín dụng sẽ gặp khó khăn bởi phần lớn hiện nay, các cán bộ tín dụng không được chuyên môn hoá, phần lớn các bước cũng như các quy trình tín dụng đều do một cán bộ làm tất. Như vậy, với một loại hình doanh nghiệp khác nhau, ngành nghề khác nhau, thì cán bộ lại làm việc khác nhau. Điều đó có thể gây khó khăn về mặt quản lý cho cán bộ tín dụng, qua đó làm tăng rủi ro của khoản vay.

Phẩm chất và trình độ cán bộ : Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện được các hành vị cố

tình lừa đảo của khách hàng như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thật sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường, dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 26 - 28)