Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 33 - 35)

- Các nhân tố từ phía khách hàng

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SƠN LA – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua

Năm 2009 các chính sách vĩ mô của Nhà nước (trong đó có chương trình kích cầu) đã phát huy hiệu quả, kinh tế dần ổn định và phát triển, cơ cấu giữa các ngành tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Năm 2009 là năm vẫn tiếp tục thực hiện xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La, dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, các dự án xây dựng công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có uy tín, tín nhiệm, có kinh nghiệm trong công tác thẩm định cho vay các dự án nên các chủ đầu tư đặt vấn đề quan hệ tín dụng lớn đó là điều kiện thuận lợi để hệ thống cũng như Chi nhánh mở rộng đầu tư. Trong khi đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thường xuyên quan tâm tới phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, có hệ thống cơ chế chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn rõ ràng, cụ thể giúp Chi nhánh tổ chức thực hiện thống nhất.

Tuy nhiên, năm 2009 giá bất động sản, giá vàng, Đôla, xăng dầu và các loại vật liệu xây dựng tăng cao… gây khó khăn cho các doanh nghiệp và khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Lãi suất huy động liên tục thay đổi nhất là những tháng cuối năm ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền. Huy động vốn tăng chậm trong khi đó nhu cầu vay vốn đầu tư tăng nhanh, L/C đến hạn thanh toán nhưng việc mua USD khó khăn, tỷ giá cao gây khó khăn trong thanh toán.Việc xử lý, giải quyết nợ tồn đọng của các đơn vị có quyết định phá sản Toà án thực hiện quá chậm so với

yêu cầu. Nhân dân chưa quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng nên việc tuyên tuyền quảng cáo, vận động và hướng dẫn sử dụng còn tốn nhiều thời gian và chi phí .

Trước nhiều diễn biến trái chiều từ thị trường tài chính tiền tệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên nhờ những quyết sách đúng đắn trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh đã luôn bám sát chỉ đạo của tỉnh, của Ngành Ngân hàng để chỉ đạo và kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo đúng định hướng của ngành và của địa phương.

Sau 18 năm hoạt động, BIDV Sơn La luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của hoạt động kinh doanh tại BIDV Sơn La

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng tài sản 579.304 964.942 1.325.411

Vốn huy động 400.543 591.295 650.163

Dư nợ cho vay 518.906 899.225 1.238.397

Lợi nhuận trước thuế 11.912 17.451 23.626

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm.

Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của BIDV Sơn La vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2008 huy động vốn đạt 591.295 triệu đồng, tăng 48% so với năm 2007. Tuy nhiên năm 2009 huy động vốn đạt 650.163 triệu đồng tăng 10% so với năm 2008. Khả năng huy động vốn tăng chậm dần nguyên nhân là do sự xuất hiện của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Sơn La, với nhiều hình thức huy động linh hoạt và chính sách khuyến mãi hiệu quả, dẫn tới thị phần của BIDV Sơn La giảm dần.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 33 - 35)