Giống Trypanosoma (Trypanosome)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh lý của bệnh ký sinh trùng đường máu do đơn bào gây ra ở gà thả vườn tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 33 - 36)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.3. Giống Trypanosoma (Trypanosome)

Bệnh do Trypanosoma (Trypanosomiasis) là bệnh do ký sinh trùng ựơn bào (Protozoa), lớp trùng roi (Flagellata) gây ra. Bệnh xảy ra do Trypanosoma avium ựược tìm thấy trên nhiều gia cầm và các loài chim trên thế giới ở châu Âu, châu Phi, Bắc MỹẦ Có ắt nhất 96 loài Trypanosoma ựã ựược tìm ra và mô tả trên thế giới. Các loài chim hay mắc là bộ chim ăn thịt (chim cú, quạ, chim ưngẦ), chim sẻ châu Phi và nhiều quần thể chim ở Bắc Mỹ. Các vật chủ trung gian ựược xác ựịnh là ruồi ựen Eusimulium spp, muỗi vằn Culex pipiens pipiens, một số bọ ve.

Triệu chứng khi các loài chim bị bệnh: chim thường giảm khả năng bay, giảm ăn, gầy yếu, xù lông, khó thở và có thể chết. Bệnh tắch thường là lách sưng, kắch thước to nhất tại thời ựiểm nhiều ký sinh trùng trong máu nhất, ngoài ra còn bị viêm cơ tim, tăng bạch huyếtẦ

Việc kiểm soát vật chủ trung gian truyền bệnh là rất quan trọng nhằm hạn chế việc lây nhiễm bệnh cho các loài chim. Do ựó phải chủ ựộng phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnhẦ xung quanh chuồng nuôi là biện pháp hiệu quả diệt nơi trú ngụ của muỗi dĩn. Mặt khác cần thường xuyên phun thuốc diệt muỗi ruồiẦựể giảm số lượng côn trùng gây hại. Trong chăn nuôi chú ý vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, cũng như môi trường xung quanh.

2.2.4.Giống Leucocytozoon

Leucocytozoon (hoặc Leukocytozoon) là một giống của ký sinh trùng ựộng vật nguyên sinh thuộc ngành Apicomplexia. Ký sinh trùng này lần ựầu ựược Danilewsky phát hiện vào năm 1884. Năm 1898 Ziemann ựã ựịnh loại

tới giống, sau ựó Berestneff ựã sửa ựổi vào năm 1904, cuối cùng Sambon ựã sửa lại vào năm 1908. Có hơn 100 loài Leucocytozoon phát triển qua vật chủ trung gian là các loài Simulium. Hơn 100 loài chim ựược tìm thấy là vật chủ

cuối cùng của ký sinh trùng trong ựó ở gia cầm có vịt, gà nhà, ngỗng, gà tâyẦ Vật chủ trung gian ựã ựược xác ựịnh là một số loài dĩn như Simulium aureum, Simulium latipes, Culicoides arakawae, Hirtipes Prosimulium, Cnephia ornithophilia, Simulium rugglesiẦ

- Vòng ựời: Thoi trùng (thể Shizon) trong tuyến nước bọt của Simulium truyền cho gà, chim khi chúng hút máu. Các thoi trùng vào máu tới gan, xâm nhiễm vào tế bào gan phát triển thành dạng trophozoites, sau ựó phát triển thành thể phân liệt. Sau 4-6 ngày thể phân liệt phân chia thành merozoites và lây nhiễm cho hồng cầu, bạch cầu, ựại thực bào hay tế bào nội mô. Ở các ựại thực bào hay tế bào nội mô chúng phát triển thành megaloschizonts. Megaloschizontsphân chia thành các cytomeres ựầu tiên, ở ựó chúng nhân lên thành cytomeres nhỏ hơn và thành thể phân liệt rồi chia thành merozoites.

- Trong hồng cầu hay bạch cầu, merozoites phát triển thành giao bào. Hai dạng gametocyte ựược hình thành: một kéo dài và một nhỏ gọn hình cầu. Các giao bào lớn có xu hướng bóp méo các tế bào bị nhiễm bệnh và làm tế bào biến dạng. Côn trùng hút máu chim bệnh hút ựược các giao bào. Các giao bào trưởng thành ở ruột giữa của côn trùng thành giao tử cái (macrogametocytes) và giao tử ựực (microgametocytes). Các giao tử này kết hợp với nhau thành ookinete (trứng trần). Ookinete thâm nhập vào tế bào ruột côn trùng và trưởng thành thành hợp tử. Sau vài ngày hợp tử (kén) sản xuất thoi trùng di chuyển lên tuyến nước bọt của côn trùng và truyền bệnh cho cho chim khỏe.

Leucocytozoon là ựộng vật nguyên sinh ký sinh trong các tế bào hồng cầu và bạch cầu của gà, gây thiếu máu ựặc trưng. Leucocytozoon gây thiệt hại nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm, làm chậm phát triển và chết số lượng gà lớn. Gà mọi lứa tuổi ựều mắc bệnh, gà 3 Ờ 6 tuần tuổi mắc bệnh với

tỷ lệ tử vong cao. Triệu chứng càng nặng ở những gà 12 Ờ 14 ngày tuổi. Ở miền Nam Trung Quốc, bệnh thường xảy ra vào tháng 4 ựến tháng 10, ở khu vực phắa Bắc là tháng 7 ựến tháng 9. Thông thường khi nhiệt ựộ tăng trên 20oC, các loài dĩn, muỗi vằn, ruồi ựen phát triển và hoạt ựộng mạnh do ựó bệnh xảy ra nghiêm trọng hơn.

- Triệu chứng lâm sàng: ựa số các loài chim bị bệnh thường không biểu hiện rõ triệu chứng, dấu hiệu từ nhẹ ựến nặng là giảm ăn, mất thăng bằng, suy nhược, lông xù, thiếu máu và khó thở. Chim có thể bị kiệt sức hoặc nhiễm trùng thứ cấp. Gà bệnh thể cấp tắnh thường chán ăn, mệt mỏi, xù lông, cánh sã, chân liệt nên ựi lại khó khăn, thường ựứng một chỗ, mắt nhắm, mào tái, miệng chảy chất nhày, phân lỏng màu trắng xanh. Gà 12 Ờ 14 ngày tuổi do chảy máu nặng, ho ra máu, xuất huyết dưới da, dịch chảy từ mũi lẫn máu, rối loạn vận ựộng, khó thở và chết ựột ngột, tỷ lệ tử vong cao lên ựến 91%. Gà lớn giảm cân, thiếu máu, xanh xao. Gà tiêu chảy nhiều hơn, phân màu trắng xanh lá cây. Gà giảm hoặc ngừng ựẻ, vỏ trứng mềm, sau ựó gà tê liệt, tỷ lệ tử vong là 5 Ờ 30%.

- Bệnh tắch: các bệnh lý ựiền hình của bệnh này là thiếu máu, sưng gan, lách. Ngoài ra còn gây tắc nghẽn phổi và tràn dịch ngoài màng tim. Mổ khám xác chết thấy chảy máu trong cơ thể, da, cơ bắp ngực và cơ ựùi, xuất huyết ựiểm hoặc mảng rõ ràng ở cơ quan nội tạng như thận, phổi, gan. Trường hợp nặng phổi chứa ựầy máu, thận xuất huyết một phần hoặc toàn bộ quả thận. Tương mạc tim, cơ bắp, gan, lách, tuyến tụy và các cơ quan khác có ựơn bào ở thể phân liệt (Megaloschizonts) nên có các ựiểm màu trắng xám. Ở tế bào nội mô các Megaloschizonts làm tắc mạch máu gây thiếu máu cục bộ, hoại tử, và gây viêm tim, não, lá lách, ganẦ Thể phân liệt còn có thể gây ra phản ứng vỡ u hạt ở các mô xung quanh.

- Phòng trị: phòng chống dịch bệnh và kiểm soát các loài muỗi vằn, dĩn, ruồi ựenẦ là biện pháp quan trọng nhất. Nên làm ba việc, thứ nhất

phải quan tâm vệ sinh môi trường xung quanh trại gà, thường xuyên dọn cỏ, phát quang bụi rậm, dọn sạch chất thải ựộng vật và rácẦ ựể làm giảm nơi ẩn nấp và sinh sản của muỗi vằn, ruồi ựen và các loài dĩn. Thứ hai vào mùa nóng ẩm, khi muỗi ruồi phát triển và hoạt ựộng mạnh, cần làm lưới mắt nhỏ cho các cửa sổ của trại gà ựể tránh muỗi dĩn vào. Thứ ba cần phun thuốc diệt muỗi tuần một lần.

Khi gà bị bệnh cần tiến hành ựiều trị sớm. Bệnh do Leucocytozoon ở gia cầm cần ựược ựiều trị hoặc ựiều trị dự phòng bằng cách cho gà ăn thức ăn hoặc uống nước chứa hợp chất triazine hoặc muối không ựộc hại của chúng. Hoặc có thể trộn vào thức ăn sulphadimethoxine, sulphaquinoxaline và vitamin B.

Phòng bệnh có thể dùng sulfonamides pyrimidine, sulfaquinoxalinum, pyrimethamine, cần chú ý chọn lựa tỷ lệ thuốc hợp lý hoặc khi kết hợp hai thuốc ựể tránh kháng thuốc và nâng cao hiệu quả ựiều trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh lý của bệnh ký sinh trùng đường máu do đơn bào gây ra ở gà thả vườn tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)