Xuất các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 81 - 85)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.3. xuất các giải pháp thực hiện

* Giải pháp về nguồn lao động

- Hoà An là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, trình độ dân trí còn thấp so với các tỉnh miền xuôi, do vậy đầu tiên phải coi trọng nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật cho nông dân trong điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với các hệ thống canh tác (truyền thống, chuyển tiếp hay hiện đại) mà hộ đang tiến hành.

+ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng lao động cho nhân dân.

+ Thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức và truyền tải các kiến thức, kỹ năng sản xuất mới đến nông dân, giúp nông dân tiếp cận với những cái mới trong sản xuất nông nghiệp và từng bước thay đổi tập quán lạc hậu.

Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động tại chỗ. Bố trí cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ hợp lý nhằm sử dụng tốt nguồn lực lao động quanh năm. Những nơi vùng đồng, có điều kiện thuận lợi về đất canh tác và lực lượng lao động cần lựa chọn các loại hình sử dụng đất cần nhiều lao động; những nơi vùng cao đất canh tác ít, dân cư thưa thớt thì chọn các loại hình sử dụng đất cần lao động ở mức độ trung bình và thấp.

- Huy động đồng thời và triệt để các nguồn lực, sức kéo trâu bò và máy móc nông nghiệp. Cơ giới nơi có thể sử dụng máy móc nông nghiệp loại nhỏ nhằm cải thiện điều kiện lao động cho nông dân, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Điều phối lao động hợp lý nhất là các loại hình sử dụng đất có nhu cầu sử dụng lao động cao theo thời vụ và quanh năm.

* Giải pháp về khoa học kỹ thuật và thị trường.

Khoa học và công nghệ là động lực, đòn bẩy để phát triển nông nghiệp và nông thôn toàn diện. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện để xoá bỏ dần sự lạc hậu của nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn, tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập. Đầu tư cho khoa học công nghệ là loại đầu tư cơ bản mang lại hiệu quả cao nhất cho

ngân sách quốc gia, vì vậy cần đầu tư cao hơn cho nghiên cứu khoa học phục vụ ngành nông nghiệp của huyện.

- Coi trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm, tăng cường đội ngũ khuyến nông khuyến lâm cấp xã và thôn bản. Xây dựng mô hình làm mẫu cho nông dân sau đó nhân rộng mô hình sản xuất ra diện rộng, tổ chức nhiều mô hình hội nghị đầu bờ nông dân.

- Hướng dẫn các gia đình lập kế hoạch sản xuất theo hướng sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và sử dụng các phương thức trồng trọt ít gây tác động sấu đến môi trường đất đai.

- Chuyển đổi cơ cấu giống và hệ thống cây trồng, thử nghiệm và phát triển các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đồng thời có biện pháp bảo tồn các giống cây trồng tốt của bản địa có chất lượng cao được thị trường ưa dùng.

- Bảo vệ và phát triển nguồn nước, đầu tư các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích được tưới tiêu chủ động ở vùng đồng và những nơi có khả năng và điều kiện. Tăng hệ số sử dụng đất từ 1 vụ/năm thành 2 vụ/năm, từ 2 vụ thành 3 vụ/năm.

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác trên đất dốc (ruộng bậc thang) để giữ và cải tạo độ phì của đất, sử dụng các phương thức nông lâm kết hợp, tăng độ che phủ đất bằng thảm thực vật.

- Gắn kết chặt chẽ các khâu sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm.

- Đầu tư kỹ thuật để phát triển hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công suất phù hợp, công nghệ tiên tiến, đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu thị trường và phục vụ xuất khẩu.

- Đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu, thông tin, dự báo thị trường nông sản trong và ngoài nước làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.

- Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp để cung cấp thuận lợi vật tư nông nghiệp cho nông dân.

- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp thâm canh, quản lý dịch hại, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng…khai thác tốt tiềm năng để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tránh ô nhiễm môi trường.

- Có cơ chế cho các tổ chức nghiên cứu khoa học, các trung tâm thực nghiệm sản xuất giống và nghiên cứu thiết bị, công nghệ cung ứng, chuyển giao cho nông dân.

- Tổng kết thực tiễn, tìm kiếm những mô hình mới hiệu quả cao nhằm khai thác, nhân rộng trong thực tiễn.

- Xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân sẽ là động lực để người dân áp dụng khoa học kỹ thuật giải quyết tốt đầu ra sản phẩm cho nông sản, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường về giá cả và chất lượng. Do vậy cần phát triển vùng nguyên liệu tập trung với quy mô hợp lý, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật sản xuất nhằm tạo ra nguyên liệu đồng đều với số lượng đủ lớn. Tranh thủ sức mua của thị trường trong vùng để tiêu thụ sản phẩm truyền thống.

Rà soát lại quy hoạch, quy hoạch chi tiết theo ngành hàng và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch trên cơ sở phát huy lợi thế gắn với chế biến và thị trường.

* Giải pháp vốn

Hoà An là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm đầu tư của trung ương và của tỉnh sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, sản phẩm và giá trị sản xuất nông nghiệp tăng. Tuy nhiên sự phát triển của ngành nông nghiệp chưa đồng đều, còn chậm và chưa vững chắc, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu vốn đầu tư cần thiết.

Để phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thông trên địa bàn nghiên cứu, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường vốn đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, trong tỉnh, từ trung ương và vốn tài trợ của nước ngoài.

- Huyện cần có các dự án đầu tư vào các mục tiêu:

+ Đào tạo nâng cao trình độ văn hoá, dân trí, kỹ năng lao động cho cộng đồng, áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề cho nông dân.

+ Đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu trên đất lúa; tạo điều kiện tưới chủ động trên đất lúa – màu, chuyên màu; kiến tạo ruộng tầng, ruộng bậc thang, canh tác trên đường đồng mức trên đất dốc; xây dựng phát triển các mô hình canh tác tiến bộ..

+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn: Hệ thống thuỷ lợi, xây dựng đồng ruộng, kè đập, giao thông, nhà máy chế biến hoặc cơ sở chế nông sản, hệ thống chợ phiên, chợ nông thôn.

- Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân, mở rộng các hình thức tín dụng dành cho nông dân để họ có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Đặc biệt là cần xác định thời điểm vay vốn với thời điểm gieo trồng của các vụ trong năm để tránh tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, gây lãng phí. Ngoài việc vay bằng tiền có thể chuyển thành vay vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cần bố trí kinh phí hàng năm để tiếp tục thực hiện việc cung ứng giống lúa, ngô miễn phí cho các hộ nông dân thuộc diện nghèo.

- Hỗ trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ thu mua nông sản, xây dựng cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện nhằm thúc đẩy sản xuất các mặt hàng nông sản có tiềm năng và thế mạnh.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 81 - 85)