Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 37 - 39)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.1.2.Địa hình, địa mạo

Huyện Hoà An có kiến tạo địa hình dạng lòng máng dọc theo sông Bằng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam độ cao trung bình 350m so với mực nước biển. Địa hình chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đồi núi thấp xen kẽ địa hình catstơ (đá vôi) với các thung lũng sâu, kín và bồn địa giữa núi. Sự phân hoá nền địa hình

chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi đất, địa hình thung lũng và địa hình núi đá.

- Dạng địa hình đồi núi thấp: Có độ cao trung bình từ 300-350m được phân bố ở các xã phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của huyện. Tập trung trên địa bàn 17 xã: Dân Chủ ,Nam Tuấn, Đại Tiến, Đức Long, Bế Triều, Bình Long, Trương Lương, Hoàng Tung, Bình Dương, Bạch Đằng, Lê chung, Ngũ Lão, Nguyễn Huệ, Trưng Vương, Hà Trì, Hồng Nam, Quang Trung.

Địa hình có độ dốc thoải ở ven rìa các khối núi, càng tiến sâu càng dốc, dạng địa hình này hình thành chủ yếu trên các đá cát, phiến thạch sét và đá macma ( secpentinit, gabrô, ryolit). Trên dạng địa hình này có thể bố trí cây trồng khá đa dạng, trong đó chủ yếu là cây lây năm và cây ăn quả ở độ dốc < 150 , bố trí cây trồng theo phương thức nông lâm kết hợp ở độ dốc 15-250, phát triển cây lâm nghiệp (khoanh nuôi và tái sinh, trồng mới) ở độ dốc >250, dạng địa hình này chiếm khoảng 63 % diện tích toàn huyện.

- Địa hình thung lũng dạng bồn địa: Có độ cao trung bình 140- 200m so với mực nước biển, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Bế Triều, Hồng Việt, Thị Trấn Nước Hai, Bình Long, Đức Long.

Địa hình có dạng bằng thoải dọc theo 2 bờ sông Bằng. Đây là bồn địa lớn của tỉnh được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông suối thuộc hệ thống sông Bằng. Vì vậy đất đai rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu thâm canh lúa nước, rau màu và cây ăn quả và là vùng tập trung đông dân cư của huyện. Dạng địa hình này chiếm khoảng 17% diện tích toàn huyện.

- Dạng địa hình catstơ (đá vôi): Nằm ở độ cao trung bình từ 350-400m, phân bố chủ yếu ở các xã phía Đông, Đông Bắc và phía Tây của huyện trên địa bàn các xã, Dân Chủ, Trưng Vương, Công Trừng, Trương Lương, Hồng Nam, Nguyễn Huệ, Đại Tiến, Đức Xuân, Quang Trung, Hồng Việt, Bình Long, Hà Trì.

Đây là dạng địa hình phổ biến ở tỉnh Cao Bằng, bao gồm các khối đá vôi lớn sườn dốc đứng xen với các thung lũng kín có dạng bằng hẹp. Khả năng khai thác sử dụng vào nông nghiệp rất hạn chế, chỉ có thể trồng trọt ở các thung lũng và hạn chế về nguồn nước, thậm trí cả nước sinh hoạt cũng rất khó khăn nhất là vào mùa khô.Dạng địa hình này chiếm khoảng 20% diện tích toàn huyện.

Đặc điểm địa hình của huyện Hoà An cho thấy sự phân hoá rõ rệt, các dạng địa hình khác nhau gây khó khăn cho việc đi lại và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng cũng mang lại sự đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng đất. Vì vậy việc khai thác sử dụng đất cần trú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt ở dạng địa hình thung lũng bồn địa nơi tập trung đông dân cư gắn với quá trình đô thị hoá. Các vùng địa hình đồi núi cần gắn với việc khai thác sử dụng với việc bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 37 - 39)