Xác định các loại hình sử dụng đất ruộng trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 58 - 62)

3. Yêu cầu của đề tài

3.2.1.Xác định các loại hình sử dụng đất ruộng trên địa bàn huyện

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế – xã hội và kỹ thuật xác định. Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất ruộng chính trên địa bàn huyện gồm có:

- LUT đất ruộng chuyên lúa - LUT đất ruộng lúa – màu - LUT đất ruộng chuyên màu

Các loại hình sử dụng đất ở các tiểu vùng với địa hình khác nhau được thể hiện trên bảng 3.7.

Tiểu vùng 1 có 7 kiểu sử dụng đất ruộng trồng cây hàng năm, trong đó LUT chuyên lúa, LUT chuyên màu, LUT lúa – màu.

Tiểu vùng 2 có 7 kiểu sử dụng đất ruộng trồng cây hàng năm, trong đó có LUT chuyên lúa, LUT chuyên màu, LUT lúa - màu

Bảng 3.7: Các loại hình sử dụng đất ruộng của huyện Hoà An

STT

Loại hình sử dụng đất

ruộng Kiểu sử dụng đất ruộng

Diện tích ( ha) Tỷ lệ so với đất NN (%) Tiểu vùng 1

LUT1 Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 839,2 1,52

Lúa mùa 99,5 0,18

LUT2 2 lúa- 1 màu Lúa xuân –Lúa mùa-Khoai

lang

88,2 0,16

LUT3 Lúa - màu Đỗ tương – Lúa mùa 113,1 0,21

Ngô xuân – Lúa mùa 120,4 0,22

Thuốc lá – Lúa mùa 200,1 0,36

LUT4 Chuyên màu Ngô xuân – Ngô mùa 94,2 0,17

Tiểu vùng 2

LUT1 Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 1355,7 2,46

Lúa mùa 21,3 0,04

LUT2 2 lúa – 1 màu Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây 55,2 0,10

Thuốc lá - Lúa xuân -Lúa mùa 150 0,27

LUT3 Lúa - màu Ngô xuân – Lúa mùa 76,8 0,14

Thuốc lá – Lúa mùa 1089,8 1,98

LUT4 Chuyên rau Rau các loại 116 0,21

* Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa

Loại đất này phân bố chủ yếu tại các xã Bế Triều, Hoàng Tung, Đức Long, Bình Long, Hồng Việt, trên đất có chế độ tưới chủ động.

- Vụ xuân: Thời vụ cấy từ 10 – 25/2 giống sử dụng trong sản xuất là giống lúa thuần bản địa và giống lúa Tam nông, Khang dân có thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày, lượng giống gieo 60 kg/ha; phân bón gồm: Phân hữu cơ từ 5 – 6 tấn, Urê 180 kg, lân 300 kg, KaliClorua 120 kg; thuốc bảo vệ thực vật phun 2 lần cách nhau 5 -7 ngày khi có sâu bệnh hại. Năng suất trung bình đạt 50 – 55 tạ/ha.

- Vụ mùa: Thời vụ cấy từ 15 – 25/6, chủ yếu là giống lúa lai, gồm giống Nhị ưu 838, Bao thai, Đoàn kết, Bắc ưu… thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày; lượng giống gieo 30 kg/ha; phân bón hữu cơ từ 5-6 tấn, Urê 250 kg, lân 300 kg, kaliClorua 90 kg; thuốc bảo vệ thực vật phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày khi có sâu bệnh hại. Năng xuất lúa trung bình đạt từ 40 – 43 tạ/ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa

Hình thức canh tác này chủ yếu tập trung ở những ruộng bậc thang vùng đồi núi dốc, chờ nước mưa để cấy lúa; loại hình canh tác này người dân chỉ cấy 1 vụ lúa mùa/năm sau đó bỏ hoá để mùa mưa năm sau tiếp tục canh tác, thời vụ gieo cấy từ 15/6 – 25/7; giống chủ yếu sử dụng trong sản xuất là giống lúa địa phương (giống chịu được hạn) thời gian sinh trưởng từ 125 – 135 ngày, lượng giống gieo 60 kg/ha; phân bón hữu cơ từ 4 – 5 tấn/ha, hoặc phân xanh ngâm tại ruộng; Đạm Urê 200kg/ha; bón lót toàn bộ phân hữu cơ, bón thúc phân đạm 2 lần lần 1 sau cấy 15 – 20 ngày, lần 2 sau lần 1 từ 20 – 25 ngày; phun thuốc trừ sâu bệnh hại lúa thường 2 lần khi có dịch bệnh. Loại hình sử dụng đất này có rải rác trên địa bàn các xã và tập chung chủ yếu ở các xã vùng 1 có địa hình cao và bị chia cắt.

* Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa + 1 vụ màu

Loại hình này còn phổ biến ở các xã trong huyện, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật không đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Phổ biến ở các những nơi chưa chủ động được nước tưới như ruộng bậc thang chờ nước trời, loại đất này vụ xuân chủ yếu được trồng ngô, đỗ tương, cây thuốc lá, vụ mùa để cấy lúa.

- Vụ xuân: Thời vụ trồng ngô bắt đầu từ 15/2 đến 10/3. Giống sử dụng trong sản xuất là các loại giống ngô lai như: CP 999, CP 989, CPA 88, BiO 06…thời gian sinh trưởng 115 – 125 ngày; lượng giống gieo trồng từ 20 -25 kg/ha; phân bón gồm phân hữu cơ từ 6 – 8 tấn, Urê từ 180 -250 kg, kaliClorua

120 kg, thuốc bảo vệ thực vật phun 1 lần khi có sâu xám hại cây con hoặc sâu gai lúc cây ngô trưởng thành. Năng xuất ngô lai trung bình đạt từ 40 -45 tạ/ha

Cây thuốc lá giống chủ yếu dùng giống cung cấp của viện thuốc lá Việt Nam 1 kg hạt trồng cho 50 ha. Phân bón tổng hợp (dùng riêng cho thuốc lá) 1 tấn/ha đặc biệt không dùng phân hữu cơ cho cây thuốc lá. Năng suất trung bình đạt từ 19 – 20 tạ/ha

Giống đỗ tương sử dụng chủ yếu là giống địa phương, lượng giống gieo 60 kg/ha, bón lót phân hữu cơ 4-5 tấn, bón phân đạm Urê 50 – 70 kg/ha, suphe lân từ 200 – 250 kg/ha, kaliClorua 60-80 kg/ha thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày;. Năng suất bình quân đạt từ 8,1 – 9 tạ/ha

* Loại hình sử dụng đất chuyên rau

Cây rau các loại: Rau được trồng liên tục quanh năm và thường trồng chủ yếu các loại rau như; rau muống, su hào, bắp cải, rau cải, rau thơm, hành tỏi … Đầu tư phân bón trung bình cho 1 ha 8 - 11 tấn/ha phân hữu cơ, phân Urê 200 - 250 kg/ha, kaliClorua từ 90 -120 kg/ha, suphe lân từ 100 – 150 kg/ha. Thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên phun thuốc trừ sâu mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày

* Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa + 1 vụ màu

Loại đất này được phân bố tại các xã Hồng Việt, Hoàng Tung, Bế Triều, Dân Chủ… đất ruộng có chế độ nước tưới tiêu chủ động.

- Vụ xuân: Thời vụ cấy từ 10 – 25/2; giống được sử dụng trong sản xuất là giống lúa thuần bản địa và giống lúa Khang dân 18, Tam nông, CP 999 … có thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày; lượng giống gieo 60 kg/ha; phân bón cho diện tích 1 ha gồm: Phân hữu cơ 5-6 tấn, Urê 180 – 250 kg/ha, suphe lân từ 300 – 400 kg/ha, kaliClorua 100 – 120kg/ha.

- Vụ mùa: Thời vụ cấy từ 15 – 25/6 chủ yếu là giống lúa lai, gồm các giống Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, SYN 6 … thời gian sinh trưởng từ 125-130 ngày; lượng giống gieo 30 kg/ha; phân bón gồm: Phân hữu cơ 5 - 6 tấn, phân Urê từ 240 -260 kg/ha, kaliClorua từ 90 -120 kg/ha, suphe lân 350 kg

- Vụ đông: Chủ yếu trồng khoai tây, khoai lang, thuốc lá, thời vụ trồng từ ngày 15/11 đến 31/12.

+ Khoai tây: Thời vụ gieo từ 15/10 đến 15/11, giống sử dụng cho sản xuất là Diamant và giống KT3 có thời gian sinh trưởng từ 90-105 ngày lượng giống 1000 kg/ha phân bón gồm phân hữu cơ 6-8 tấn, Urê 100kg/ha, lân 60 kg, kaliClorua 130 kg; thuốc bảo vệ thực vật được phun khi có sâu bệnh hại. Năng suất trung bình đạt 70-75 tạ/ha.

+ Khoai lang: Thời vụ trồng từ cuối tháng 10 giống sử dụng là giống địa phương, trồng vừa lấy củ vừa lấy thân lá làm thức ăn chăn nuôi; lượng giống đem trồng từ 1-1,5 tấn dây/1 ha bón lót phân hữu cơ 6-8 tấn, bón thúc NPK. Năng suất trung bình đạt từ 37,5 – 38,5 tạ/ha.

+ Thuốc lá đông: Giống sử dụng của viên thuốc lá Việt Nam cung cấp, bón phân tổng hợp 1 tấn/ha. Năng suất thuốc lá vụ đông thấp hơn chính vụ chỉ đạt 12 tạ/ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 58 - 62)