Xuất loại hình sử dụng đất ruộng theo hướng hiệu quả kinh tế hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 34 - 96)

3. Yêu cầu của đề tài

2.2.5.xuất loại hình sử dụng đất ruộng theo hướng hiệu quả kinh tế hàng

hoá cho vùng nghiên cứu.

2.2.6. Xác định các giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất ruộng có triển vọng cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Hoà An.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn các xã có tính đại diện cho các vùng của huyện Hoà An được chia ra làm 2 tiểu vùng. Do vậy trong đề tài này chúng tôi đã chọn 6 xã trên 2 tiểu vùng trong huyện.

- Tiểu vùng 1: Có địa hình cao, vàn cao bao gồm 12 xã đó là Trương Lương, Công Trừng, Bình Dương, Bạch Đằng, Lê Chung, Hồng Nam, Hà Trì, Quang Trung, Ngũ Lão, Trưng Vương, Nguyễn Huệ, Đại Tiến chọn đại diện 03 xã để nghiên cứu (xã Trưng Vương, Nguyễn Huệ, Bạch Đằng).

- Tiểu vùng 2: Có địa hình vàn, tương đối bằng phẳng bao gồm 8 xã đó là Thị trấn Nước Hai, Bế Triều, Hoàng Tung, Hồng Việt, Bình Long, Đức Long, Dân Chủ, Nam Tuấn, chọn đại diện 03 xã để nghiên cứu (xã Hồng Việt, Nam Tuấn, Bình Long).

Chỉ riêng xã Đức Xuân không có ruộng do vậy không thuộc phạm vi nghiên cứu.

Chọn các hộ điều tra đại diện cho các vùng theo phương pháp chọn ngẫu nghiên. Các hộ điều tra là các hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích các cây trồng phổ biến, thuộc 6 xã đại diện cho 2 vùng. Mỗi xã tiến hành điều tra 15 hộ và tổng số hộ điều tra là 80 hộ theo phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kế hoạch - tài chính.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được qua điều tra.

+ Điều tra bằng phương pháp truyền thống (bộ câu hỏi) theo mẫu phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp và đánh giá các loại hình sử dụng đất ruộng (LUT). Xử lý số liệu bằng chương trình Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng, biểu đồ.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Dựa vào sự hiểu biết kinh nghiệm của người dân các hộ sản xuất giỏi, các cán bộ phụ trách kỹ thuật, tham khảo ý kiến của các phòng chức năng liên quan, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học về đánh giá khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp và khả năng phát triển các loại hình sử dụng đất ruộng đề xuất định hướng phát triển.

2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chi phí… và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất:

* Hiệu quả kinh tế:

Để tính hiệu quả sử dụng đất trên một ha của các LUT, đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:

- Tổng chi phí: Bao gồm các khoản chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất ( chi phí vật chất và chi công lao động).

- Tổng thu nhập = Sản lượng x Đơn giá.

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = Tổng thu nhập – Chi phí vật chất. - Thu nhập thuần (TNT) = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.

- Hiệu quả kinh tế ngày công lao động = Thu nhập hỗ hợp / Số công lao động.

- Hiệu xuất đồng vốn = Thu nhận hỗn hợp /Tổng chi phí. * Hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người sản xuất. - Giá trị ngày công phản ánh được hiệu quả của quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, thu nhập tăng sẽ khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, gắn bó với đồng ruộng an tâm sản xuất

- Sự chấp nhận của người dân thể hiện ở mức độ đầu tư, đánh giá ở hiệu quả đồng vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hiệu quả môi trường

- Mức độ sử dụng phân bón, đặc biệt là phân vô cơ.

- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất (như khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng).

- Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích so với tiêu chuẩn cho phép.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất ruộng của huyện Hoà An ruộng của huyện Hoà An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hoà An là huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, và cửa ngõ của Thành phố Cao Bằng. Có toạ độ địa lý từ 1060 00’ 00’’ đến 1060 24’ 33’’ kinh độ Đông và từ 220 30’ 33’’ đến 220 52’ 30’’ vĩ độ Bắc. Có tổng diện tích tự nhiên là 60.710,3 ha, dân số 53.726 người, chia thành 21 đơn vị hành chính (20 xã và 1 thị trấn)

- Phía Đông giáp các huyện Quảng Uyên và Phục Hoà;

- Phía Tây giáp các huyện Nguyên Bình và Thông Nông;

- Phía Nam giáp huyện Thạch An;

- Phía Bắc giáp các huyện Hà Quảng và Trà Lĩnh;

Trung tâm huyện Hoà An là thị trấn Nước Hai, cách thị xã Cao Bằng 17

Km về hướng Tây Bắc. Trên địa bàn huyện giao thông đường bộ chủ yếu là các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh gồm có Quốc lộ 3, Quốc lộ 34, tỉnh lộ 204, tỉnh lộ 203, nhờ có các tuyến đường này Hoà An trở thành cầu nối giữa trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Cao Bằng với các huyện trong tỉnh và nước láng giềng Trung Quốc ( Hoà An cách cửa khẩu Sóc Giang huyện Hà Quảng 40 Km) nhìn chung huyện Hoà An có vị trí tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá với các địa phương trong tỉnh và và quốc tế.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Hoà An có kiến tạo địa hình dạng lòng máng dọc theo sông Bằng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam độ cao trung bình 350m so với mực nước biển. Địa hình chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đồi núi thấp xen kẽ địa hình catstơ (đá vôi) với các thung lũng sâu, kín và bồn địa giữa núi. Sự phân hoá nền địa hình

chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi đất, địa hình thung lũng và địa hình núi đá.

- Dạng địa hình đồi núi thấp: Có độ cao trung bình từ 300-350m được phân bố ở các xã phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của huyện. Tập trung trên địa bàn 17 xã: Dân Chủ ,Nam Tuấn, Đại Tiến, Đức Long, Bế Triều, Bình Long, Trương Lương, Hoàng Tung, Bình Dương, Bạch Đằng, Lê chung, Ngũ Lão, Nguyễn Huệ, Trưng Vương, Hà Trì, Hồng Nam, Quang Trung.

Địa hình có độ dốc thoải ở ven rìa các khối núi, càng tiến sâu càng dốc, dạng địa hình này hình thành chủ yếu trên các đá cát, phiến thạch sét và đá macma ( secpentinit, gabrô, ryolit). Trên dạng địa hình này có thể bố trí cây trồng khá đa dạng, trong đó chủ yếu là cây lây năm và cây ăn quả ở độ dốc < 150 , bố trí cây trồng theo phương thức nông lâm kết hợp ở độ dốc 15-250, phát triển cây lâm nghiệp (khoanh nuôi và tái sinh, trồng mới) ở độ dốc >250, dạng địa hình này chiếm khoảng 63 % diện tích toàn huyện.

- Địa hình thung lũng dạng bồn địa: Có độ cao trung bình 140- 200m so với mực nước biển, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Bế Triều, Hồng Việt, Thị Trấn Nước Hai, Bình Long, Đức Long.

Địa hình có dạng bằng thoải dọc theo 2 bờ sông Bằng. Đây là bồn địa lớn của tỉnh được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông suối thuộc hệ thống sông Bằng. Vì vậy đất đai rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu thâm canh lúa nước, rau màu và cây ăn quả và là vùng tập trung đông dân cư của huyện. Dạng địa hình này chiếm khoảng 17% diện tích toàn huyện.

- Dạng địa hình catstơ (đá vôi): Nằm ở độ cao trung bình từ 350-400m, phân bố chủ yếu ở các xã phía Đông, Đông Bắc và phía Tây của huyện trên địa bàn các xã, Dân Chủ, Trưng Vương, Công Trừng, Trương Lương, Hồng Nam, Nguyễn Huệ, Đại Tiến, Đức Xuân, Quang Trung, Hồng Việt, Bình Long, Hà Trì.

Đây là dạng địa hình phổ biến ở tỉnh Cao Bằng, bao gồm các khối đá vôi lớn sườn dốc đứng xen với các thung lũng kín có dạng bằng hẹp. Khả năng khai thác sử dụng vào nông nghiệp rất hạn chế, chỉ có thể trồng trọt ở các thung lũng và hạn chế về nguồn nước, thậm trí cả nước sinh hoạt cũng rất khó khăn nhất là vào mùa khô.Dạng địa hình này chiếm khoảng 20% diện tích toàn huyện.

Đặc điểm địa hình của huyện Hoà An cho thấy sự phân hoá rõ rệt, các dạng địa hình khác nhau gây khó khăn cho việc đi lại và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng cũng mang lại sự đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng đất. Vì vậy việc khai thác sử dụng đất cần trú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt ở dạng địa hình thung lũng bồn địa nơi tập trung đông dân cư gắn với quá trình đô thị hoá. Các vùng địa hình đồi núi cần gắn với việc khai thác sử dụng với việc bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Hoà An chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa và phân hoá thành 2 mùa:

- Mùa đông nhiệt độ thấp, khô lạnh, ít mưa, đôi khi có sương muối.

- Mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, đôi khi có mưa đá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những đặc trưng trong chế độ khí hậu thời tiết là:

Chế độ nhiệt: nền nhiệt độ trung bình cả năm vào khoảng 20-220C, nhiệt độ trung bình tối cao là 32,30C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tối thấp là 10,40C ( tháng 1). Nền nhiệt phân hoá theo 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa nóng ẩm từ tháng 5 - 9, mùa khô lạnh từ tháng 10 - 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng đạt 26,20 C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh khoảng 18,90 C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 8,40 C.

Tổng tích ôn hàng năm đạt khoảng 7.8900C, trong đó vụ đông xuân đạt

3.3180C, vụ mùa đạt 4.7520 C. Với nền nhiệt độ như trên có thể canh tác được 2- 3 vụ cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.

Chế độ mưa: huyện Hoà An có lượng mưa bình quân khoảng 1.300 – 1.500 mm/năm tuy nhiên phân bố không đều trong năm: mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 8) chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.

Lượng bốc hơi bình quân 900 - 1000 mm/ năm. Độ ẩm trung bình cả năm đạt 81%.

Nhìn chung, chế độ mưa, ẩm của huyện Hoà An tương đối khá nhưng không đều sự chênh lệch lượng mưa giữa các mùa ảnh hưởng đến độ ẩm trong

mùa khô, làm hạn chế đáng kể tới khả năng tăng vụ cây trồng trên những diện tích chưa chủ động được nước tưới.

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: trên địa bàn huyện Hoà An còn có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như sau:

- Mưa đá: có thể xảy ra vào các tháng 3, 4 và 9, 10. Tuy ít gặp nhưng thường gây thiệt hại lớn cho cây trồng ngắn ngày như rau, thuốc lá, ngô, lúa…

- Sương muối: có thể xảy ra trong các tháng 12 và tháng 1 thường đi đôi với rét hại gây nên thiệt hại nặng cho các loại cây trồng và đàn gia súc gia cầm.

- Lũ lụt: thường xảy ra các tháng mùa mưa tại các vùng ven sông, suối gây lũ quét, xói lở đất vào các tháng 7, 8 ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.

Tóm lại, nền nhiệt của huyện Hoà An đảm bảo có khả năng canh tác 2-3 vụ cây ngắn ngày trong năm. Với đặc điểm khí hậu và thời tiết như trên, đòi hỏi khi quy hoạch sử dụng đất đai và bố trí cây trồng cần trú trọng phát huy ưu thế về nền nhiệt, độ ẩm để bố trí cây trồng hợp lý, nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời cần hạn chế những bất lợi của thời tiết, khí hậu đến đất đai và cây trồng như rửa trôi, xói mòn đất, khô hạn, sương muối, mưa đá…

3.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước

a) Thuỷ văn

Hoà An có mạng lưới sông, suối khá dày có các con sông chính chảy qua huyện. - Sông Bằng Giang: chảy qua huyện với 2 chỉ lưu lớn là sông Dẻ Rào từ phía Tây (huyện Thông Nông) và suối Lê Nin phía Đông Bắc (huyện Hà Quảng). Hai chỉ lưu này hợp với nhau ở thị trấn Nước Hai. Sông Bằng Giang chảy qua địa phận huyện với độ dài 40 Km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Sông có lưu lượng Qmax: 1.879m3 /s, Qmin: 7,43 m3 /s. Đây là con sông chính cung cấp nước tưới cho cánh đồng lúa huyện Hoà An.

- Sông Hiến: chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc với độ dài hơn 20

Km đi qua các xã nằm ở phía Nam huyện. Sông có lưu lượng Qmax: 431m3

/s, Qmin: 3,38 m3/s.

b) Nguồn nước:

* Nguồn nước mặt: Ngoài 2 con sông lớn chảy qua địa phận huyện còn có nhiều con suối nằm trong lưu vực của 2 con sông trên ngoài việc cung cấp nước tưới và sinh hoạt, các sông suối trên địa bàn huyện còn cung cấp lượng thuỷ năng khá dồi dào.

Hồ đập huyện Hoà An có 4 hồ lớn: hồ Phia Gào thuộc xã Đức Long, hồ Nà Tấu thuộc xã Bế Triều, hồ Khuổi Áng thuộc xã Hoàng Tung, hồ Khuổi Lái thuộc xã Bạch Đằng. Các hồ này là hồ thuỷ lợi nhân tạo, cung cấp nguồn nước tưới chủ yếu cho cánh đồng lúa của huyện Hoà An.

* Nguồn nước ngầm: Huyện có nguồn nước ngầm khá dồi dào, chất lượng tốt nhiều nơi nhân dân đã khai thác sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt như thị trấn Nước Hai (giếng khoan) ở các xã vùng đồng chủ yếu dùng nước giếng đào, vùng núi đá vôi nguồn nước khá hạn chế nhất là mùa khô, tại đây thường xuất hiện các mỏ nước tuy lượng không lớn nhưng có nước quanh năm nên đã và đang được khai thác phục vụ cho sinh hoạt.

* Nguồn nước mưa: Lượng mưa tương đối lớn, phân bổ không đều trong các tháng. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.440 mm. Vào mùa mưa đặc biệt các xã vùng cao luôn chủ động tích trữ nước để đảm bảo nước sinh hoạt trong các tháng mùa khô trong năm.

Nhìn chung nguồn nước trên địa bàn huyện Hoà An tương đối phong phú về cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Tuy nhiên lượng mưa tập trung chủ yếu theo mùa nên thường gây ngập úng, sụt lở ở ven sông suối vào mùa mưa và hạn hán về mùa khô. Do vậy trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần tránh bố trí công trình kiên cố và khu dân cư gần các khu vực dễ bị sạt lở đất. Và có kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình đập, thuỷ lợi và các bể tích trữ nước để nhằm đáp ứng trong việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.5. Thảm thực vật và cây trồng

Huyện Hoà An có điều kiện về khí hậu, đất đai và địa hình phù hợp cho sự phát triển những cây có giá trị hàng hoá cao như rau sạch, rau an toàn, các loại cây ăn quả như cam, quýt, cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp như cây thuốc lá, đỗ tương, lạc…

- Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, phát triển ở những thung lũng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 34 - 96)