3. Yêu cầu của đề tài
3.4.2. xuất các loại hình sử dụng đất ruộng có hiệu quả
Trên quan điểm đề xuất và từ kết quả đánh giá tổng hợp khả năng sử dụng bền vững của các loại hình sử dụng đất ruộng nêu trên, kết hợp với các yêu cầu sử dụng đất ruộng, xem xét điều kiện tự nhiên và khả năng khai thác đất đai của huyện Hoà An, chúng tôi đã tính toán và đưa ra diện tích đề xuất cho các LUT của huyện Hoà An tới năm 2020. Số liệu được thể hiện trong bảng 3.22.
* Tiểu vùng 1:
Gồm 12 đơn vị xã Nguyễn Huệ, Quang Trung, Ngũ Lão, Đại Tiến, Trưng Vương, Hà Trì, Hồng Nam, Bạch Đằng, Bình Dương, Trương Lương, Công Trừng, Lê Chung. Với địa hình cao và vàn cao, phổ biến là các loại đất xám (X) ACRISOLS (AC), đất nâu (R) – LUVISOLS(LV) và đất đỏ (F) – FERRALSOLS (FR). Về điều kiện địa hình và đất đai tiểu vùng 1 phù hợp với các cây trồng màu như, ngô, đỗ tương, khoai lang, thuốc lá.
Loại hình sử dụng đất 2 lúa vẫn giữ nguyên diện tích và trồng thêm cây vụ 3 là khoai lang đông trên đất LUT 2 lúa ở các xã có điều kiện và tiềm năng đất đai như xã Ngũ Lão (20 ha), Trưng Vương (10 ha), Hồng Nam (12 ha). Tăng loại hình sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang lên 38 ha
Loại hình sử dụng đất ngô xuân – lúa mùa đến năm 2020 tăng diện tích thêm 46 ha là do chuyển từ loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa mùa trên ruộng bậc thang sang. Tại các xã Bạch Đằng (9 ha), xã Nguyễn Huệ (4 ha), Quang Trung (8 ha), Ngũ Lão (9 ha), Trưng Vương (5ha), Bình Dương (6 ha), Trương Lương (5 ha).
Loại hình sử dụng đất thuốc lá – lúa mùa sẽ chuyển từ loại hình sử dụng đất đỗ tương - lúa mùa sang 56 ha vì qua phỏng vấn nhanh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhiều hộ dân (vùng 1 có ý định đó là) chuyển từ cây đỗ tương sang
trồng thuốc lá để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Xã Nguyễn Huệ (10 ha), xã Ngũ Lão (20 ha), xã Trưng Vương (10 ha), xã Trương Lương (6 ha), xã Hồng Nam (10 ha). Tổng số 56 ha.
LUT Đỗ tương – lúa mùa diện tích còn lại được chuyển thêm từ loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa chuyển sang 53,5 ha.
* Tiểu vùng 2:
Gồm 8 đơn vị, thị trấn Nước Hai, xã Bế Triều, Hoàng Tung, Hồng Việt, Bình Long, Đức Long, Nam Tuấn, Dân Chủ. Có địa hình dạng đồi núi thấp bồn địa bằng thoải có những cánh đồng rộng lớn chuyên trồng lúa nước, phổ biến là đất phù sa (p) – FLUVIOLS (FL) được bồi đắp bở các sông, suối thuận lợi cho phát triển cây lúa nước và cây hàng năm khác như thuốc lá, ngô, khoai tây, rau đậu các loại.
- Loại hình sử dụng đất 2 lúa vẫn giữ nguyên diện tích và sẽ được đầu tư (hệ thống tưới tiêu và các cơ sở hạ tầng khác) trồng thêm cây vụ đông là khoai tây, thuốc lá và rau đông.
+ Diện tích Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây sẽ tăng thêm 114 ha từ diện tích đất 2 lúa sang, thị trấn Nước Hai (4 ha), xã Bế Triều (30 ha), xã Hoàng Tung (20 ha), xã Hồng Việt (30 ha), xã Đức Long (30 ha).
+ Diện tích loại hình sử dụng đất Thuốc lá – lúa xuân – lúa mùa sẽ tăng thêm 160 ha từ diện tích đất 2 lúa sang, xã Đức Long (50 ha), xã Nam Tuấn (60 ha), xã Bế Triều (30 ha), xã Hoàng Tung (20 ha).
+ Diện tích loại hình Lúa xuân – lúa mùa – rau đông hiện nay đang thí điểm nay sẽ được nhân rộng với diện tích 85 ha chủ yếu tại 3 xã có truyền thống trồng rau, xã Hồng Việt (30 ha), xã Bế Triều (25 ha), xã Bình Long (30 ha).
+ Loại hình sử dụng đất ngô xuân – lúa mùa sẽ tăng thêm 21.3 ha từ loại hình sử dụng đất lúa mùa 1 vụ.
Bảng 3.22: Đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng huyện Hoà An đến năm 2020
LUT Kiểu sử dụng đất ruộng
Diện tích hiện trạng ( ha) Diện tích đề xuất ( ha) Tăng (+) giảm (-) (ha) Tiểu vùng 1
Chuyên lúa Lúa xuân – lúa mùa 839,3 801,3 - 38
Lúa mùa 99,5 0 - 99,5
1Lúa -1màu Ngô xuân – Lúa mùa 120,4 260,6 + 140,2
Đỗ tương – lúa mùa 113,1 110,6 - 2,5
Thuốc lá – lúa mùa 200,1 256,1 + 56
2Lúa- 1màu Lúa xuân -lúa mùa-khoai lang 88,2 126,7 + 38,5
Chuyên màu
Ngô xuân – ngô mùa 94,2 94,2 0
Tiểu vùng 2
Chuyên lúa Lúa xuân – lúa mùa 1355,7 996,7 - 359
Lúa mùa 21,3 0
1Lúa –1màu Ngô xuân – lúa mùa 76,8 98,1 + 21,3
Thuốc lá – lúa mùa 1089,8 1089,8 0
2Lúa- 1 màu
Thuốc lá-lúa xuân- lúa mùa 150 310 + 160
Lúa xuân – lúa mùa- khoai tây 55,2 169,2 + 114
Lúa xuân- lúa mùa- rau đông 0 85 + 85
Chuyên rau Rau xuân – rau đông 116 116 0
Như vậy ta thấy đã có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu cây trồng trên đất ruộng của huyện Hoà An. Để thực hiện được các chuyển đổi này cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các ban ngành của huyện và sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương.