Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi (Trang 86 - 102)

B. NỘI DUNG

3.3.4 Kết quả khảo nghiệm

Tính khả thi % Tính hiệu quả % Các biện Pháp Không Khả thi Rất khả thi Thấp Có hiệu quả Hiệu Quả cao 1. Biện pháp nâng cao nhận thức 0% 44% 56% 4% 40% 56% 2. Biện pháp đổi mới phương pháp giáo dục 0% 40 60% 0% 52% 48% 3. Biện pháp thông qua tạo lập môi trường 8% 64% 28% 4% 72% 24% 4 . Các biện pháp tổ chức trò chơi 0% 44% 66% 0% 36% 64% 5. Biện pháp mang tính điều kiện và

mối quan hệ giữa các biện pháp. 8% 60% 32% 4% 52% 44% 6. Biện pháp kiểm tra, đánh giá 16% 64% 20% 12% 52% 36% * Đánh giá của chuyên gia về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng cho trẻ mẫu giáo.

Thông qua điều tra 100% chuyên gia đều khẳng định: Việc giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng là một trong những nội dung cần phải giáo dục cho trẻ mẫu giáo.

* Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.

Khi chúng tôi tến hành xin ý kiến thì cả 25 chuyên gia (100%) đều đánh giá các vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng các biện pháp hợp lý về mặt lý luận và thực tiễn, đó là những định hướng đúng khi tiến hành xây dựng và sử dụng hệ thống biện pháp.

* Đánh giá của chuyên gia về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

-Về tính khả thi của các biện pháp:

+ Trong các biện pháp có biện pháp 1, có 44% cho là khả thi và 56% cho là rất khả thi; biện pháp 2, có 40% cho là khả thi và 60% cho là rất khả thi; biện pháp 3, có 64% cho là khả thi và 28% cho là rất khả thi; biện pháp 4, có 44% cho là khả thi và 66% cho là rất khả thi; biện pháp 5, có 60% cho là khả thi và 32% cho là rất khả thi; biện pháp 6, có 64% cho là khả thi và 20% cho là rất khả thi. Tổng hợp các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đều nhận được đa số ý kiến cho là khả thi, trong đó biện pháp 4 được đánh giá là khả thi nhất.

-Về tính hiệu quả của các biện pháp:

+ Trong các biện pháp có biện pháp 1, có 40% cho là hiệu quả và 56% cho là rất hiệu quả; biện pháp 2, có 52% cho là hiệu quả và 48% cho là rất hiệu quả; biện pháp 3, có 72% cho là hiệu quả và 24% cho là rất hiệu quả; biện pháp 4, có 36% cho là hiệu quả và 64% cho là rất hiệu quả; biện pháp 5, có 52% cho là hiệu quả và 44% cho là rất hiệu quả; biện pháp 6, có 52% cho là hiệu quả và 36% cho là rất hiệu quả. Trong các biện pháp trên thì biện pháp 4 được đánh giá là có mang lại hiệu quả cao nhất.

Như vậy, các biện pháp được đề ra được đánh giá là có hiệu quả và mang tính khả thi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Các nguyên tắc chỉ đạo các biện pháp giáo dục KNS cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động vui chơi bao gồm các nguyên tắc: Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với việc phát huy tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo, hứng thú của trẻ trong quá trình rèn luyện kĩ năng sống thông qua hoạt động tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mẫu giáo, đảm

bảo tính mục đích, tính hệ thống, tính khả thi, đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em, đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, đảm bảo cân đối giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Các biện pháp giáo dục KNS cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động vui chơi gồm: Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng thông qua hoạt động tổ chức trò chơi cho trẻ, cụ thể hoá nội dung kĩ năng sống mà giáo viên cần dạy cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động vui chơi, phát triển kĩ năng sống qua việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống với nội dung tổ chức trò chơi phong phú thu hút sự tham gia của trẻ, phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho trẻ, tạo môi trường thuận lợi để trẻ có cơ hội rèn luyện KNS, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động vui chơi. Các biện pháp giáo dục kĩ năng sống có mối quan hệ mật thiết , hỗ trợ bổ sung cho nhau và là điều kiện của nhau trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn.

Qua phân tích kết quả khảo nghiệm bằng phiếu xin ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi nhận thấy: các chuyên gia đều đánh giá cao về sự hợp lý của các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho trẻ. Các chuyên gia cũng đánh giá cao về tính khả thi của hệ thống các biện pháp đã xây dựng.

Có thể khẳng định rằng, kết quả khảo nghiệm đã thể hiện một cách khách quan về tính khả thi và hiệu quả của biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt động vui chơi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ hiện nay là một vấn đề vô quan trọng và được các lực lượng giáo dục rất quan tâm nhằm giúp trẻ thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi.

Giáo dục kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo có thể thực hiện thông qua việc tiến hành tích hợp nội dung dạy học với nội dung giáo dục kĩ năng sống.

Việc giáo dục kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giao tiếp là hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên tác động lên người học nhằm trang bị ttri thức cho người học giúp họ tự suy nghĩ đưa ra quyết định, kết luận, thái độ, ngôn ngữ, cử chỉ hành vi giao tiếp trước những yêu cầu, nhiệm vụ, tình huống giao tiếp đặt ra trong học tập hay trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua đó nhằm giáo dục cho các em các kĩ năng sống cơ bản đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và ra quyết định.

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức tổ chức hoạt động vui chơi là sử dụng các trò chơi nhằm tạo ra môi trường, tình huống giả định để trẻ thực hành đưa ra những quyết định, trải nghiệm những tình huống giao tiếp trong học tập và cuộc sống mà trẻ gặp phải, qua đó giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng cho trẻ.

Giáo viên và cán bộ quản lí của trường mẫu giáo Ngọc sơn và trường mẫu giáo Hoàng An đều đã nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng. Tuy nhiên vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được thực hiện chưa đạt kết quả cao do phương pháp và hình thức tổ chức còn nhiều hạn chế, năng lực giáo dục của giáo viên chưa cao, môi trường rèn luyện chưa được

quan tâm, mặt khác trẻ còn thiếu tự tin, nhút nhát trong giao tiếp, tính tự chủ chưa cao.

Để khắc phục những hạn chế trên thì cần có sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, giáo viên cần nâng cao hơn nữa năng lực giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, thiết kế nội dung, xây dựng phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất.

Các biện pháp giáo dục KNS nói chung, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng cho trẻ thông tổ chức hoạt động vui chơi có cơ sở khoa học và có tính khả thi phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ gồm các biện pháp: Thống nhất các lực lượng giáo dục KNS, tạo môi trường giáo dục nhằm rèn luyện KNS nói chung cho trẻ và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng, thiết kế bài tập thực hành giáo dục KNS cho trẻ, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp nội dung giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo với nội dung tổ chức hoạt động vui chơi. Giữa các biện pháp giáo dục kĩ năng sống nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó bổ sung kết quả cho nhau và là điều kiện của nhau cùng thực hiện tốt mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

2. Kiến nghị

* Về phía nhà trường

Cần có những biện pháp chỉ đạo thống nhất các lực lượng giáo dục nhằm tăng cường giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo.

Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sống.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, các điều kiện về phương tiện, kĩ thuật dạy học thuận lợi cho việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

* Về phía giáo viên

Giáo viên cần có nhận thức đúng về vai trò ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống, nội dung giáo dục, cách thức và biện pháp thực hiện giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo.

Giáo viên cần phải có chuẩn mực về kĩ năng sống, phương pháp và kĩ năng giáo dục KNS cho trẻ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Châu (2000), Giáo dục Luận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Giáo Dục

học mầm non, NXBĐHQGHN

2. V.A.Cruchetki (1980), Những cơ sở của tâm lí học sư phạm, Tập I,II, NXBGD. 3. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học Luận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Tâm

Lý Học phát triển, NXBCTQG

4. Trần Thị Đức. Sáng kiến kinh nghiệm “ Dạy trẻ mầm non kĩ năng sống”.

100 đề tài sáng kiến kinh nghiệm, Google.com.vn. 5. Enconin.D.B (1960), Tâm lí học trẻ em - M – NXBSP. 6. Enconin.D.B (1978), Tâm lí học trò chơi. M – NXBSP.

7. Trương Thị Khánh Hà. Luận văn Download luận văn tốt nghiệp các ngành thạc sĩ khoa học TLH: Nghiên cứu trình độ phát triển tư duy trực quan – hình tượng của trẻ em cuối mẫu giáo, trước khi bước vào lớp 1.

8. Nguyễn Kế Hào (1990), Con em chúng ta như thế đấy, NXBGD. 9. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2003), Giáo dục học, NXBGD.

10. Lê Xuân Hồng (2000), Những kĩ năng sư phạm mầm non, NXBGD.

11. Phạm Mạnh Hùng, Quản Thị Lí, Nguyễn Thị Chúc, Đầu Thị Thu (2004),

Đề cương bài giảng Tâm lí học đại cương, Đại học sư phạm Thái nguyên.

12. Đặng Thành Hưng (2003), Lý luận dạy học hiện đại, biện pháp kĩ thuật. NXBGD.

13. NH. Levitop (1972), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXB Đà Nẵng. 14. A.N.Lêônchiep, Sự phát triến tâm lí trẻ em. Trường sư phạm mẫu giáo

trung ương III TP Hồ Chí Minh.

15. Thái Phong Minh (2001), Lịch sử Luận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Lịch Sử

trò chơi. NXB Tổng hợp TPHCM.

16. Mukhina, V.X (1980), Tâm lý học mẫu giáo, NXB Giáo Dục Hà Nội. 17. Mukhina, V.X (1984), Lớn lên thành người, SPMGTW III.

18. Vũ Thị Nho (2000), Tâm lí học phát triển, NXBQGHN. 19. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, NXBGD.

20. Phạm Hồng Quang (2006), Giáo trình Lí luận giáo dục, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

21. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXBGD. 22. Nguyễn Thạc (1998), Tâm lí học giao tiếp, NXBGD.

23. Đinh Thị Kim Thoa, Đỗ Trung Hòa, Trần Văn Tính, Tập bài giảng Tâm

lí học lứa tuổi và sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Tính (2005), Đề cương bài giảng Giáo dục gia đình, Đại học sư phạm Thái nguyên.

25. Nguyễn Thị Tính (2007), Đề cương bài giảng Phương pháp giảng dạy

giáo dục học I, Đại học sư phạm Thái nguyên.

26. Tracy Syndone (2010), Cẩm nang chăm sóc và nuôi dạy con từ 0 đến 6 tuổi, NXB Thanh niên.

27. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo lớn 5-6 tuổi),

NXBGDVN.

28. Thái Duy Tuyên (2004), Những vấn đề chung giáo dục học, NXB ĐHSP. 29. Nguyễn Ánh Tuyết (1990), Tâm lí học trẻ em, NXBGD – BGD&ĐT. 30. Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Hoàng Yến (1992), Những điều cần biết về

sự phát triển của trẻ thơ, NXB Sự thật.

31. Nguyễn Ánh Tuyết (2007), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXBDDHSP.

32. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2010),

Tâm lí học lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi), NXBĐHSP.

33. Nguyễn Khắc Viện (1990), Lòng con trẻ, NXB Phụ nữ.

34. Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thị Nhất: Tuổi mầm non – Tâm lý giáo dục. 35. Đỗ Thị Xuân (1974), Đặc điểm tâm lý trẻ em 6,7 tuổi, NXB GD.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho giáo viên)

Câu1: Theo thầy cô giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn có ý nghĩa như thế nào ?

a. Giúp trẻ có khả năng ứng xử tốt □ b. Giúp trẻ có khả năng ra quyết định 

c. Giúp trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân 

c. Giúp trẻ có khả năng ứng phó với cuộc sống thay đổi từng ngày □ d. Giúp trẻ phát triển nhân cách □

e. Là cây cầu nối giữa lý thuyết với thực tiễn □ f. Tất cả các nội dung trên □

Câu 2: Giáo viên có thể tích hợp nội dung hoạt động vui chơi với nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn vì:

a.Nội dung trò chơi bao hàm trong đó nội dung giáo dục kĩ năng sống □ b.Mục tiêu, nội dung tổ chức hoạt động vui chơi gắn liền với nội dung giáo dục kĩ năng sống cần thiết cho trẻ □

c. Nội dung trò chơi có thể rút ra những kết luận về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ □

d. Các lý do khác:………. ………

Câu 3: Trong tổ chức hoạt dộng vui chơi giáo viên thường quan tâm đến nội dung giáo dục các kĩ năng nào sau đây cho trẻ?

a. Kĩ năng giao tiếp □ b.Kĩ năng ra quyết định □ b. Kĩ năng xử lý tình huống □ c. Kĩ năng nhận thức □

d. Kĩ năng tự chăm sóc bản thân  e. Kĩ năng hợp tác □

Câu 4: Để giáo dục kĩ năng giao tiếp và kĩ năng ra quyết định cho trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi giáo viên thường tiến hành những biện pháp nào sau đây:

a. Sử dụng tình huống trong trò chơi và yêu cầu trẻ giải quyết 

b. Tổ chức cho trẻ chơi theo nội dung hoạt động vui chơi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống 

c. Đưa ra nhiều phương án lựa chọn để trẻ giải quyết □

d.Thông qua các câu chuyện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ bằng những tấm gương 

e. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc giáo viên làm gương cho trẻ  Câu 5: Giáo viên đánh giá về kĩ năng giao tiếp của trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi ở mức độ nào ?:

Đánh giá Tốt% Khá% Trung bình% Yếu% a. Kĩ năng của cá nhân

b. Kĩ năng của cả nhóm

Câu 6: Giáo viên đánh giá về kĩ năng ra quyết định của trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi ở mức độ như thế nào ? :

Đánh giá Tốt% Khá% Trung bình% Yếu%

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi (Trang 86 - 102)