Nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng giao

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi (Trang 33 - 35)

B. NỘI DUNG

1.3.2 nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng giao

kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn

Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là làm thay đổi hành vi của trẻ từ thói quen sống thụ động, có thể gây rủi ro mang lại hiệu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho các em và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.

- Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực về hành vi đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân trong gia đình, với bạn bè và với thầy cô giáo, với những người có công với đất nước, Bác Hồ và với dân tộc; với hàng xóm láng giềng; với cây trồng vật nuôi …

- Giúp các em học tập, rèn luyện những kĩ năng nói, kĩ năng ứng xử, lắng nghe, thông cảm, bày tỏ và tiếp thu ý kiến, biểu đạt thái độ và hành vi nhận xét, đứng trước tập thể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán…

- Giúp các em có những thái độ trách nhiệm đối với những lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ, biết đoàn kết bạn bè và biết bảo vệ môi trường…

Từ những mục tiêu cần thiết trên mà giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có ý nghĩa rât quan trọng :

+ Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:

- Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.

- KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.

- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển XH, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người

+ Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:

- Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.

- GD KNS giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với GĐ, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt.

- Đối với trẻ MN: Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống...

- Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển NC, do đó cần giáo dục KNS cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.

Giáo dục KNS nói chung, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng cho trẻ mẫu giáo giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Do đó, cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo. Để có được KNS trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi (Trang 33 - 35)