Vài nét về khách thể điều tra

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi (Trang 49 - 85)

B. NỘI DUNG

2.1 Vài nét về khách thể điều tra

Để khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chúng tôi tiến hành khảo sát trên hai trường mẫu giáo: Trường mẫu giáo Ngọc Sơn, Trường mẫu giáo Hoàng An, thuộc địa bàn huyện Hiệp Hòa. Trường mẫu giáo Ngọc Sơn nằm tại trung tâm xã Ngọc Sơn, Trường mẫu giáo Hoàng An nằm ở trung tâm xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đây là hai trường nằm ở trung tâm các xã, huyện có chất lượng giáo dục tốt là những trường có bề dày truyền thống đạt nhiều thành tích cao trong dạy học và giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên đều có năng lực chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục trẻ. Trẻ của các trường phần lớn là con em các hộ làm kinh doanh buôn bán, công nhân viên các xí nghiệp và một số hộ làm nghề nông, công nhân viên chức. Cơ sở vật chất của các nhà trường tương đối đầy đủ, cả hai trường đều là đạt chất lượng tốt của tỉnh nhiều năm nay và có nhiều thành tích trong giáo dục trẻ và là những trường đứng đầu trong huyện về thành tích dạy học, giáo dục và các phong trào hoạt động. Chính vì vậy mà cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên và cán bộ nhân viên rất quan tâm đến các hoạt động giáo dục trẻ và rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản trong hoạt động học tập, kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày nhằm giúp các em có thể thích ứng với yêu cầu không ngừng nâng cao của nhà trường, gia đình và xã hội. * Trường mẫu giáo Ngọc Sơn:

Có 8 giáo viên và 240 trẻ trong đó có 151 trẻ mẫu giáo lớn. Những thành tích nổi bật của trường trong năm học vừa qua là:

Năm học 2011- 2012 là trường tiên tiến xuất sắc Công đoàn mạnh xuất sắc

* Trường mẫu giáo Hoàng An: Số cán bộ giáo viên: 7

Số lượng trẻ: 198 trong đó lớp mẫu giáo lớn là 120 em. Các thành tích nổi bật của trường trong năm học qua là: Năm học 2011- 2012 là trường tiên tiến xuất sắc

Công đoàn mạnh xuất sắc

2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. 2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhận biết của trẻ mẫu giáo lớn về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng.

2.2.1.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Gặp trực tiếp trao đổi và phỏng vấn hai cô giáo Hiệu trưởng của hai trường, chúng tôi nhận thấy các cô Hiệu trưởng đều có ý kiến rằng: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc làm rất cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm giúp trẻ có thể thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi và chủ động sáng tạo trước những thay đổi của môi trường sống.

Qua điều tra nghiên cứu nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của kĩ năng sống có 100% giáo viên đều đánh giá kĩ năng sống có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng cho mỗi cá nhân nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng bởi trong xã hội mới kĩ năng sống của con người là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Do đó việc trang bị cho trẻ vốn tri thức về kĩ năng sống là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh ra và thường xuyên phát triển trong suốt cuộc đời con người, đối với trẻ mẫu giáo lại càng cần thiết bởi đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

2.2.1.2 Thực trạng nhận biết của trẻ mẫu giáo lớn về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng.

Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số trẻ ở hai trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Hiệp Hòa: Trường mẫu giáo Ngọc Sơn, Trường mẫu giáo Hoàng An.

Em có được các cô giáo, bố mẹ, anh chị... dạy cho mình phải biết cư xử như thế nào với những người thân trong gia đình, làng xóm, thầy cô và bạn bè không?

Em có muốn được các thầy cô dạy cho mình biết cư xử như thế nào với những người xung quanh mình và phải quyết định như thế nào trong các tình huống xảy ra hàng ngày không ?

Thông qua trò chuyện với các em chúng tôi nhận thấy các em đều đã có những nhận thức bước đầu về kĩ năng sống như em Hải Anh lớp mẫu giáo lớn trường mẫu giáo Ngọc Sơn cho rằng: Em đã được nghe các cô dạy chúng em phải biết cư xử như thế nào với người lớn và bạn bè xung quanh mình: đó là em phải biết chăm ngoan, lễ phép với ông bà, bố mẹ, nhường em bé hơn mình, yêu quý các bạn, biết xin lỗi khi làm sai...Khi chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng thái độ của trẻ mẫu giáo lớn về việc tham gia đóng vai các nhân vật với những tình huống giao tiếp trong tổ chức hoạt động vui chơi kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2a:

Bảng 2.2a Thái độ của trẻ trong việc tham gia trò chơi với những tình huống giao tiếp (Đơn vị %)

Số trẻ Rất thích Thích Bình thường Không thích Trường Ngọc Sơn 151 81 54% 51 34% 17 11% 2 1% Trường Hoàng An 120 69 58% 32 27% 17 14% 2 2% Tổng 271 150 55% 83 31% 34 13% 4 1%

Nhìn vào bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng 150 trẻ (chiếm 55%) các em rất thích tham gia vào những tình huống trong tổ chức hoạt động vui chơi, có 31% các em thích tham gia giao tiếp trong trò chơi, như vậy có thể khẳng định phần lớn trẻ mẫu giáo lớn của trường mẫu giáo Ngọc Sơn và trường mẫu giáo Hoàng An đều thích và rất thích tham gia giao tiếp trong các trò chơi theo chủ đề đây là một thông tin rất quan trọng bởi hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng phụ thuộc không nhỏ vào hứng thú tập luyện và rèn luyện của trẻ, điều này cũng dễ lý giải trong mấy năm gần đây các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Hiệp Hòa đã rất chú trọng và nỗ lực trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ, chính điều này đã tạo nên bước tiến dài trong việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ trẻ có thái độ bình thường và không thích còn chiếm tỷ lệ 14%, như vậy hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ học chưa được trẻ tham gia một cách triệt để với thái độ tích cực và tự giác 100%. Khi được hỏi vì sao mà các em có nhận thức như vậy? Các em trả lời rằng: Chúng em rất thích tham gia đóng vai trong các trò chơi của cô giáo nhưng do lớp em đông nên có lúc em không được đóng vai mà em thích nên chỉ cảm thấy bình thường và thích thôi.

Bên cạnh đó còn có một số trẻ chưa tích cực tham gia trò chơi là do thái độ ngại tham gia, biết nhưng không giám nói, nhút nhát khi đứng trước đông người.

Để hiểu sâu về thái độ của các em chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các em bằng câu hỏi 2: Mức độ tham gia giao tiếp và ra quyết định thông qua tổ chức trò chơi thực hiện như thế nào? Kết quả thu được thể hiện bảng 2.2b

Bảng 2.2b Mức độ tham giao tiếp và ra quyết định thông qua tổ chức hoạt động vui chơi. (đơn vị %)

Số trẻ Nhiều lần Đôi khi Không hay được tham gia Trường Ngọc Sơn 151 118 78% 27 18% 6 4%

Trường Hoàng An 120 90 75% 25 21% 5 4%

Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng, thực trạng trẻ được trực tiếp tham gia giao tiếp và ra quyết định trong trò chơi thường xuyên chiếm tỷ lệ cao (77%). Tuy vậy tỉ lệ trẻ không được thường xuyên và không hay được tham gia vẫn chiếm 23 % vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới trẻ bị yếu kém về mặt kĩ năng giao tiếp và ra quyết định .

Trường mẫu giáo ngọc sơn có: 6 trẻ (chiếm 4%) không tham hay được tham gia giao tiếp trong tổ chức trò chơi; Hoàng An: 5 trẻ (chiếm 4%);

Qua con số trên chúng tôi nhận thấy nhà trường và giáo viên đã có sự quan tâm và nỗ lực trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tuy nhiên bên cạnh kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số trẻ đôi khi và không thường xuyên được tham gia giao tiếp và ra quyết định trước những tình huống trong hoạt động vui chơi. Khi tìm hiểu thì chúng tôi thấy được rằng nguyên nhân dẫn đến trẻ không thường xuyên tham gia ra quyết định và giao tiếp là do một số trẻ còn nhút nhát, không dám đứng trước đám đông và do cô giáo chưa có điều kiện quan tâm được đến từng cá nhân trẻ bởi giáo viên dành cho bậc học này còn chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt số lượng, chất lượng.

Qua kết quả khảo sát trên chúng tôi có nhận xét: Môi trường tập luyện, rèn luyện kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo mặc dù đã có sự quan tâm và chú trọng tuy nhiên vẫn chưa thu hút được tất cả trẻ tham gia, vẫn còn số lượng trẻ không thường xuyên và không hay tham gia giao tiếp và ra quyết định trước những tình huống.

Qua kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ số trẻ thường xuyên tham gia rèn luyện kĩ năng giao tiếp và ra quyết định chưa thực sự cao 77%. Đặc biệt vẫn còn số lượng trẻ không thường xuyên tham gia chiếm 23% còn có số lượng trẻ không hay tham gia giao tiếp, ra quyết định chiếm tỷ lệ 4%. Từ đó chúng tôi nhận thấy vấn đề đặt ra là giáo viên cần có những phương pháp đổi mới, những hình thức và quan tâm hơn nữa tới từng đối tượng trẻ có đặc điểm tâm lí khác

nhau, có những tác động phù hợp giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định của bản thân.

Để tìm hiểu thực trạng tham gia rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng về thái độ tham gia của trẻ mẫu giáo lớn trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2c.

Bảng 2.2c: Thái độ tham gia ra rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng ra quyết định của trẻ mẫu giáo lớn trong quá trình tổ chức

hoạt động vui chơi (Đơn vị %).

Số trẻ Rất thích Thích Bình thường Không thích Trường Ngọc Sơn 151 80 53% 41 27% 25 17% 5 3% Trường Hoàng An 120 59 49% 30 25% 26 22% 5 4% Tổng 271 139 51% 71 26% 51 19% 10 4%

Nhìn vào bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ trẻ rất thích 139 trẻ (chiếm 51%) và thích 71 trẻ (chiếm 26%) như vậy tỷ lệ trẻ có thái độ thích và rất thích tham gia ra trò chơi rèn luyện kĩ năng giao tiếp và ra quyết định chiếm tỷ lệ tương đối cao (77%), được tham gia ra quyết định giúp cho các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người, biết quyết định như thế nào trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống cụ thể: trường Ngọc sơn có: 80 trẻ rất thích tham gia ra quyết định, (chiếm 53%); Hoàng An: 59 trẻ (chiếm 49%) điều này cho thấy phần lớn các em cũng đã nhận thức vấn đề rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định là cần thiết đối với bản thân. Một số trẻ cho rằng không thích hay bình thường khi được tham gia ra rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua trò chơi không phải là các em không nhận

thức được phần nào vai trò, ý nghĩa của nó mà theo điều tra thì do không được trực tiếp tham gia và do các em nhút nhát, chưa tự tin khi đứng trước đám đông, thậm chí có em còn không biết mình phải nói như thế nào trong tình huống ấy nên các em thấy chán và không thích.

Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ được tham gia ra quyết định chưa thực sự cao, chưa đạt tỷ lệ như mong muốn. Vì vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để thu hút 100% các em đều rất thích tham gia giao tiếp và ra quyết định trong tổ chức hoạt động vui chơi. Điều này đòi hỏi phải có nghệ thuật và phương pháp giảng dạy, tạo môi trường cho trẻ tập luyện, rèn luyện. Bởi giao tiếp và ra quyết định là những kĩ năng rất quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Trong cuộc sống đòi hỏi con người luôn luôn phải đưa ra những quyết định trong các hoạt động của mình và giao tiếp trong những mối quan hệ xã hội. Thật đáng buồn khi vẫn còn có những trẻ không thích tham gia giao tiếp, ra quyết định. Thực tế cho thấy nếu còn nhỏ các em không được thường xuyên rèn luyện kĩ năng ra quyết định sẽ dẫn tới trong cuộc sống sau này các em sẽ không làm chủ được bản thân và chớp được thời cơ để ra quyết định đúng đắn sẽ dễ dẫn tới mắc sai lầm khi ra quyết định ảnh hưởng đến tương lai, đến người khác.

Để tìm hiểu về mức độ tham gia ra quyết định của trẻ chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 trong phiếu điều tra phần phụ lục I và thu được kết quả ở bảng 2.2d.

Bảng 2.2d. Mức độ tham gia ra quyết định của trẻ trong quá trình ra quyết định khi tổ chức hoạt động vui chơi (Đơn vị %).

Số trẻ Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ Trường Ngọc Sơn 151 49 33% 94 62% 8 5% Trường Hoàng An 120 34 28% 79 66% 7 6% Tổng 271 83 31% 173 64% 15 5%

Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng, thực trạng trẻ được trực tiếp tham gia ra quyết định là không được thường xuyên chiếm tỷ lệ cao đạt 64%. Trong khi đó chỉ có 31% số trẻ được hỏi trả lời là thường xuyên tham gia ra quyết định, thật đáng buồn khi vẫn có 6% số em trả lời không tham gia ra quyết định. Với mức độ thường xuyên ở trường Ngọc Sơn có: 33%, trường Hoàng An có 28%; Với mức độ không thường xuyên trường Ngọc sơn có 94 em( chiếm 62%), trường Hoàng An có 79 em ( chiếm 66%). Sở dĩ có sự khác nhau về mức độ thường xuyên và không thường xuyên của trẻ trong việc tham gia ra quyết định vì phương pháp giảng dạy của giáo viên ở các trường khác nhau, trình độ trẻ khác nhau, mức độ quan tâm của nhà trường, của giáo viên tới việc rèn luyện kĩ năng ra quyết định cho trẻ là khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố ảnh hưởng tới việc rèn luyện của trẻ cũng khác nhau.

Qua kết quả tổng hợp ở bảng 2.2d cho thấy tỷ lệ trẻ tham gia ra quyết định thường xuyên thấp 83 trẻ (chiếm 31%). Đặc biệt số lượng tỷ lệ % trẻ không tham gia ra quyết vẫn chiếm tỷ lệ 15 trẻ (5%), như vậy môi trường tổ chức hoạt động vui chơi chưa thực sự tạo điều kiện, chưa thu hút được trẻ tích cực tham gia tập luyện, rèn luyện kĩ năng sống nói chung và kĩ năng ra quyết định nói riêng. Để khắc phục thực trạng này giáo viên cần phải thiết kế các trò chơi mới gây hứng thú, hấp dẫn kích thích trẻ, thu hút trẻ tích cực tham gia thực hành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng ra quyết định trong các giờ chơi và trong các hoạt động khác, cần nâng cao hơn nữa năng lực dạy học và tổ chức trò chơi cho trẻ. Đồng nghĩa với việc làm đó thì mỗi giáo viên mẫu giáo cần xác định được rằng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ của dạy - học ngày nay nhằm hướng tới hình thành và phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi (Trang 49 - 85)