Đa dạng hoá các hình thức huy động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 42 - 45)

3.2.6.1 Đối với huy động vốn từ dân cư

Đây là khu vực giàu tiềm năng nhất đối với các ngân hàng thương mại. Đồng thời đây cũng là khu vực có tính cạnh tranh gay gắt nhất. Nguồn vốn huy động từ dân cư có một ưu điểm rất lớn là ổn định, ngân hàng biết trước

được khoảng thời gian được dùng. Do vậy, lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng nằm trong khung lãi suất cao nhất. Không chỉ Ngân hàng công thương Nam Thăng Long, các ngân hàng khác trong định hướng hoạt động kinh doanh của mình đều đặt ra mục tiêu huy động được nhiều vốn ở khu vực này. Mỗi ngân hàng có những giải pháp, những cách làm khác nhau. Các giải pháp này phụ thuộc vào từng đặc điểm của từng ngân hàng.

Ngân hàng có thể khuyến khích người gửi tiền bằng cách đưa ra các hình thức tiết kiệm mới phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền,nhất là các hình thức tiết kiệm tích lũy cho nhu cầu tiêu dùng ,đồng thời tăng các tiện ích về lãi suất,cầm cố chuyển nhượng…cho khách hàng: cung cấp các dịch vụ thuận tiện và sinh lời đối với các tài khoản cá nhân như: dịch vụ thanh toán ưu đãi,trả lãi trên số dư tiền gửi,cho vay vốn và thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh trên cơ sở số dư tiền gửi của pháp nhân…

Đẩy mạnh thu hút vốn thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng:Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống như nhận tiền gửi tiết kiệm,mở tài khoản cá nhân chi nhánh cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng như:

+ Dịch vụ thanh toán: Hiện nay các NHTM có các hình thức thanh toán được sử dụng rộng rãi như séc,ủy nhiệm chi,thư tín dụng,hối phiếu,lệnh phiếu,thẻ thanh toán.Tuy nhiên,các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu được thực hiện trong các tổ chức kinh tế,các hộ gia đình cả các cá nhân chủ yếu vẫn thanh toán bằng tiền mặt.Vấn đề hiện nay là chi nhánh phải có biện pháp trước hết phải cải tiến dịch vụ thanh toán để người dân thấy được tiện lợi của việc thanh toán không dùng tiền mặt,thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt và thực hiện các thanh toán giao dịch,chi tiêu qua tài khoản tiền gửi cá nhân. Đây là nguồn vốn có tiềm năng rất lớn mà các ngân hàng hiện giờ vẫn chưa khai thác hết được.

+ Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Công nghệ này cùng một lúc cung ứng cho khách hàng một loạt các dịch vụ như vay tiền ,trả nợ,tính lãi,chuyển tiền,lĩnh

tiền mặt…rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng lại đảm bảo chính xác an toàn và hiệu quả.Nếu chi nhánh thực hiện đồng loạt triển khai dịch vụ này thì chắc chắn sẽ thu hút được một lượng vốn rất lớn.

+Dịch vụ thanh toán thẻ : Đây là dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh nhất hiện nay. Đẩy mạnh phát hành thẻ giúp các ngân hàng thương mại mở rộng đối tượng khách hàng với chi phí giao dịch thấp nhưng lại tận dụng được số tiền nhàn rỗi lớn.

Đa dạng hóa các công cụ huy động vốn trung và dài hạn:Tiếp tục phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu ngân hàng để thu hút với đồng thời tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán.

3.2.6.2 Đối với huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

Đây là bộ phận rất lớn trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng công thương Nam Thăng Long. Ngân hàng là địa chỉ gửi tiền của nhiều khách hàng là những tổ chức kinh tế lớn. Điều hấp dẫn của khách hàng đối với ngân hàng là chất lượng và quy mô dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Trong thời gian tới, ngân hàng phải luôn chú ý cải tiến các dịch vụ hiện có, đưa vào hoạt động các hình thức dịch vụ mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là rất lớn song không ổn định. Ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng sao cho vừa có thể sử dụng vào mục đích của mình vừa phải luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về thanh toán, chuyển tiền ... của khách hàng. Để được như vậy, ngân hàng phải có những dự báo, thu thập thông tin để đưa ra các dự báo tương đối chính xác tình hình hoạt động của các khách hàng lớn và của cả nền kinh tế. Điều này để tạo sự chủ động cho ngân hàng trong việc huy động vốn.

3.2.6.3 Đối với huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

Ngân hàng công thương Nam Thăng Long có quan hệ rộng với nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Do vậy, ngân hàng nhận được tiền gửi của

nhiều ngân hàng khác. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi này ngân hàng rất khó sử dụng, có lãi suất cao. Các ngân hàng khác gửi tiền vào để thuận tiện hơn trong giao dịch và một số mục đích khác. Ngoài ra, đó còn là nơi mà ngân hàng phải huy động vốn một cách " bị động ". Có nghĩa là khi ngân hàng gặp khó khăn về dự trữ bắt buộc, về thanh toán thì ngân hàng phải đi vay. Ngân hàng có thể vay từ ngân hàng nhà nươc bằng cách: chiết khấu tri phiếu hoặc vay theo hạn mức cho vay tái cấp vốn. Ngân hàng có thể vay các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác theo như cách vay thông thường. Nhưng khi huy động vốn cách bị động này ngân hàng sẽ phải tăng chi phí huy động dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng phải có kế hoạch quản lý ngân quỹ, phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn... một cách hợp lý để tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, đảm bảo an toàn và phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w