Thực trạng huy động vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 29 - 33)

Mặc dù nền kinh tế nước ta trong những năm qua có rất nhiều biến động ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn nhưng chi nhánh Nam Thăng Long vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động của chi nhánh tăng khá nhanh qua các năm.

Trong năm 2009 chính sách hỗ trợ lãi suất để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của NHNN đã tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là vào những tháng cuối năm. Trong bối cảnh đó, số dư huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt được kết quả rất khả quan. Cụ thể là: Đến cuối năm 2009 tổng nguồn vốn huy động là 1,539,464 triệu đồng tăng 183,9% so với năm 2008, năm 2010 tổng vốn huy động đạt 2,849,789 triệu đồng tăng 185,1% so với năm 2009. Sự gia tăng của nguồn vốn đã tạo đà và mở đường thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tạo ra sức mạnh trong kinh doanh, giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận. Sang đến năm 2010 tuy kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững, các nước kinh tế phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn và có thể ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Mặc dù được đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt đối với ngành ngân hàng nói riêng. Nhưng chi nhánh đã có những chính sach tập trung phát huy các lợi thế, khắc phục các tồn tại/hạn chế, tận dụng tối đa các cơ hội trên thị trường, góp phần xây dựng VietinBank trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mạnh có sức cạnh tranh cao theo phương châm: “An toàn – Hiệu quả - Hiện đại – Tăng trưởng bền vững”.

2.2.2.1 Cơ cấu huy động

Xét về cơ cấu huy động thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là nguồn huy động từ dân cư.

Năm 2008 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 709,636 triệu đồng, năm 2009 đạt 1,095,538 triệu đồng, tăng 385,902 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 54%; năm 2010 đạt 2,190,468 triệu đồng, tăng 1,094,930 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng là 100%.

Đây thực sự là một kết quả đáng mừng bởi trong điều kiện các NHTM nói chung cũng như các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các mức lãi suất và hình thức huy động vốn hấp dẫn thì chi nhánh vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng bao gồm cả khách hàng là các doanh nghiệp. Trong thời gian tới chi nhánh cần phát huy hơn nữa thế mạnh này bởi việc tiếp cận với các nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tạo tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay…Không chỉ có số lượng giao dịch lớn mà chi phí ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, chi nhánh đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi này như: đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng chính sách đãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn.

Mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng mức vốn từ các tổ chức kinh tế vẫn liên tục tăng qua các năm cho thấy chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín. Đặc biệt chi nhánh đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng đến mở tài khoản giao dịch khiến cho mức giao dịch vốn qua ngân hàng tăng lên đáng kể. Thêm vào đó nhờ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của chính phủ năm 2009 cũng góp phần làm tăng số dư tiền gửi cho ngân hàng.

Xét về nguồn vốn huy động từ dân cư, đây là một nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng. Đến 31/12/1009 tổng vốn huy động từ dân cư đạt

311.562 triệu đồng tăng 204.061 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng 190%. Sang đến năm 2010 tổng vốn huy động từ khu vực này đạt 659.293 triệu đồng, tăng 347.731 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng 112% so với năm trước.

Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, nguồn tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh tăng qua các năm song cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Khi đời sống, thu nhập của người dân tăng lên thì nguồn tiền gửi cũng tăng theo. Nhưng đồng thời, nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, mang đến những cơ hội đầu tư mới cho cả những người dân với số vốn không nhất thiết phải thật lớn. Thêm vào đó, không chỉ có các ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường, mà còn có cả các công ty tài chính, công ty chứng khoán…làm cho việc cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn cùng với nhiều lý do khác khiến cho công tác huy động vốn từ dân cư của chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa, tìm mọi cách tăng nguồn vốn này nhằm củng cố sức mạnh cho ngân hàng và giữ thế chủ động trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng của nền kinh tế.

Phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn mặc dù lãi suất thường cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm, nhưng đối với người dân lại không linh hoạt bằng việc gửi tiền tiết kiệm. Do đó việc huy động từ nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.

2.2.2.2 Kì hạn huy động

Trong những năm qua nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Sở dĩ có điều đó là do tình hình kinh tế liên tục biến động, lạm phát gia tăng. Trong khi đó nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn đã dẫn hàng loạt các cuộc chay đua lãi suất và dịch vụ giữa các ngân hàng. Người dân có tâm lý e ngại việc gửi tiền vào ngân hàng, thay vì gửi tiết kiệm dài hạn họ chuyển sang gửi ngắn hạn để khi một ngân hàng khác có lãi suất cao hơn, có dịch vụ tốt hơn họ sẽ rút tiền ra để chuyển sang ngân hàng đó. Vì vậy việc giữ chân khách hàng là rất khó khăn. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn đó

nhưng chi nhánh Nam Thăng Long với phương châm đề ra : “ Cam kết tận tụy phục vụ khách hàng” đã đạt được những thành tựu đáng kể. Riêng năm 2009 ngoài Hội sở chính và 11 phòng giao dịch, Chi nhánh đã mở mới 2 phòng giao dịch, mang dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với Khách hàng. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của Khách hàng, Chi nhánh cũng đã triển khai, phát triển thêm hơn 20 sản phẩm mới, nhờ đó năm 2009 đã có trên 1000 Khách hàng mới giao dịch và số tài khoản tăng lên đáng kể, đặc biệt là tài khoản cá nhân tăng 850 tài khoản. Điều đó đã giúp chi nhánh đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn qua các năm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 29 - 33)