Nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 40 - 41)

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc thù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, một trong những lĩnh vực có sự biến động rất lớn. Do đó để kinh doanh có lãi ngân hàng luôn phải cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn một cách hợp lí. Nền tảng tiền gửi càng vững chắc thì tiềm năng cho vay càng lớn và thông qua đó thu về lợi nhuận. Đến lượt mình sử dụng vốn huy động hiệu quả sẽ góp phần làm gia tăng vốn huy động và làm tăng lợi nhuận. Hoạt động huy động vốn tạo điều kiện để sử dụng vốn nhưng sử

dụng vốn lại quyết định quy mô và cơ cấu vốn huy động. Nếu huy động quá nhiều trong khi không cho vay hay đầu tư được ngân hàng sẽ phải gánh chịu tổn thất rất lớn khi nguồn thu không có nhưng khoản phải chi thì rất lớn. Vì vậy bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng vốn huy động, ngân hàng đồng thời cũng phải quan tâm tới chất lượng sử dụng vốn để có thể thu được nguồn lợi tối đa.

Để nâng cao chất lượng sử dụng vốn chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định dự án. Các cán bộ quan hệ khách hàng cần chủ động đi tìm nguồn để cho vay chứ không phải thụ động ngồi chờ khách hàng đến vơí mình. Các khoản cho vay phải có tài sản đảm bảo chắc chắn. Ngân hàng có các mức lãi suất linh hoạt tuỳ theo kỳ hạn ( ngắn, trung, dài hạn ), tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng (khách hàng quen hoặc khách hàng vay lớn có thể có lãi suất thấp hơn ). Bên cạnh đó chi nhánh phải xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn có thể chuyển sang cho vay trung và dài hạn hợp lí để tránh rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Điều này có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo an toàn cho mình đồng thời làm tăng lợi nhuận. Song song với việc cho vay, công tác thu hồi nợ cũng phải được đẩy mạnh. Ngoài hoạt động cho vay, nguồn vốn huy động của ngân hàng còn được sử dụng để đầu tư : chiết khấu trái phiếu, cho thuê, bảo lãnh, chứng khoán, bất động sản... Các hoạt động này cũng mang lại uy tín và nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Khi ngân hàng có một lượng tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến, ngân hàng nên giữ dưới dạng " tài sản lỏng " như tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, tín phiếu kho bạc để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo thanh khoản. Các hoạt động bảo lãnh, cho thuê, kinh doanh ngoại tệ cũng mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, có cơ hội và tiềm năng để phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 40 - 41)