Tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung enzyme đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm (acipenser baeri) giai đoạn thương phẩm (Trang 38 - 41)

4.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm

Trong thời gian thí nghiệm, nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm thì ta tập trung vào các chỉ tiêu: khối lượng cá tăng lên WG (g/con), tăng trưởng bình quân ngày ADG (g/con/ngày) và tăng trưởng đặc trưng SRG (%/ngày). Với khối lượng trung bình khi thả là 169 g/con, sau 90 ngày thí nghiệm khối lượng cá trung bình khi thu dao động từ 345,17-369,67 g/con, khối lượng cá tăng lên trung bình từ 175,83-200,42 g/con. Nhìn chung tốc

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 30 độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG) của cá Tầm tương đối cao, dao động từ 1,95-2,13 g/con/ngày đối với cá sử dụng thức ăn tự chế và 2,23 g/con/ngày đối với cá sử dụng thức ăn nhập khẩu, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cá Tầm trong thí nghiệm của Đinh Văn Trung và ctv 2009 (chỉ đạt 1,1-1,3 g/con/ngày). Tuy nhiên trong nghiên cứu của Đinh Văn Trung thì mẫu cá thí nghiệm bé hơn (1,58-93,2 g/con). Tốc độ tăng trưởng đặc trưng SRG trong suốt thời gian thí nghiệm dao động từ 0,79-0,87 %/ngày (bảng 9).

Bảng 9. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng ở các công thức thức ăn thí nghiệm (trung bình ±SE)

ĐC TA1 TA2 TAĐỨC KL cá ban đầu (g) 169,33±0,91a 169,08±0,96a 169,17±0,89a 169,25±0,99a KL cá khi thu (g) 345,17±2,11a 360,58±1,36b 349,17±2,71a 369,67±2,09c KL cá tăng (g/con) 175,83±2,19a 191,50±1,42b 180±2,7a 200,42±2,24c ADG (g/cá/ngày) 1,95±0,024a 2,13±0,016b 2,00±0,03a 2,23±0,025c SRG (%/ngày) 0,79±0,007a 0,84±0,005b 0,81±0,009a 0,87±0,007c

Các chữ số trong cùng một dòng mang chữ giống nhau thì không có sai khác về mặt thống kê với mức ý nghĩa p<0,05.

Khi phân tích phương sai một nhân tố thấy tốc độ tăng trưởng của cá Tầm ở các công thức thức ăn có sự sai khác với mức ý nghĩa p<0,05. Kết quả về khối lượng cá tăng lên (WG) và khối lượng cá sau thí nghiệm cho thấy: thức ăn nhập ngoại cho kết quả cao nhất (WG= 200,42 g/con) và giảm dần theo các công thức: bổ sung 3 loại enzyme theo phương pháp phun (TA1) 191,5 g/con, bổ sung enzyme phytase (TA2) 180 g/con và thức ăn không bổ sung enzyme (ĐC) 175,83 g/con. Sự sai khác giữa TA1 với thức ăn đối chứng mang ý nghĩa thống kế (p<0,05) còn TA2 thì không có sự sai khác. Như vậy, đối với thức ăn tự chế thì thức ăn bổ sung cả 3 loại enzyme amylase, protease và phytase (TA1) cho kết quả tốt nhất. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì theo Vũ Duy Giảng, (2004) thì bổ sung enzyme vào trong thức ăn giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, khắc phục được các yếu tố kháng dưỡng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 31 Kết quả về tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG) cho thấy, cá sử dụng thức ăn nhập ngoại cho ADG cao nhất (2,23 g/con/ngày) và giảm dần theo các công thức bổ sung enzyme. Khi phân tích phương sai một nhân tố với các công thức thức ăn tự chế thì cho thấy ADG của TA1 đạt kết quả cao nhất (2,13 g/con/ngày) và sai khác mang ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với thức ăn đối chứng (ĐC) còn thức ăn bổ sung enzyme phytase thì không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (p>0,05) (phụ lục 3a).

Kết quả về tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR (%/ngày) của cá thí nghiệm cũng tương tự như kết quả ADG và WG. Như vậy, trong các công thức thức ăn tự chế thì thức ăn bổ sung hỗn hợp enzyme phytase, amylase, protease theo phương pháp phun (TA1) cho kết quả tốt nhất. Điều này mang ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá Tầm.

4.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng qua các lần thu mẫu

Tốc độ tăng trưởng của các công thức thức ăn có sự khác nhau đáng kể: thức ăn nhập ngoại cho kết quả tốt nhất và giảm dần theo các công thức có bổ sung enzyme.

Trong lần thu mẫu đầu tiên thì sự sai khác giữa các công thức là không rõ rệt, đến tháng thứ 2 và tháng thứ 3 thì ta đã thấy dần sự tách biệt giữa thức ăn nhập ngoại và thức ăn bổ sung 3 loại enzyme (TA1).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 32

Bảng 10. Tăng trưởng của cá Tầm qua các lần thu mẫu (Trung bình ±SE) CTTA KL cá trước TN (g) KL cá sau 30 ngày (g) KL cá sau 60 ngày (g) KL cá sau 90 ngày (g) ĐC 169,33±0,083a 208,50±0,88 a 267,16±0,8 a 345,17±2,11 a TA1 169,08±0,083 a 210,17±1,34 a 273,00±1,46 b 360,58±11,36 b TA2 169,17±0,083 a 212,58±1,86 a 270,42±0,92 ab 349,17±2,17 a TAĐỨC 169,25±0,14 a 216,92±0,94 b 283,42±1,89 c 369,67±3,09 c

Các chữ số trong cùng một cột mang chữ giống nhau thì không có sai khác về mặt thống kê với mức ý nghĩa p<0,05.

Khi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố ở mức ý nghĩa p<0,05 đối với tăng trưởng của cá Tầm trong từng tháng nuôi giữa các công thức thức ăn thí nghiệm thấy: tháng nuôi thứ nhất tốc độ tăng trưởng của cá Tầm giữa các công thức thức ăn sản xuất không có sự sai khác. Sang tháng thứ hai đã bắt đầu xuất hiện sự vượt trội giữa các công thức thức ăn sản xuất: TA1 (210,17g) và TA2 (212,58g) cho tốc độ tăng trưởng cao hơn so với thức ăn ĐC (208,5g) và chỉ có TA1 có tốc độ tăng trưởng sai khác mang ý nghĩa thống kê đối với ĐC. Đến tháng nuôi thứ ba, cá sử dụng thức ăn của các công thức thức ăn tự sản xuất đã có sự khác biệt về tăng trưởng, cao nhất vẫn là TA1 và giảm dần theo TA2 và ĐC.

Như vậy, trong ba tháng nuôi thử nghiệm cá Tầm cỡ 169 g/con sử dụng thức ăn sản xuất: ĐC-không bổ sung enzyme, TA1-bổ sung enzyme amylase, protease và phytase theo phương pháp phun và TA2-bổ sung enzyme phytase theo phương pháp trộn ép viên thấy TA1 cho tăng trưởng tốt nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung enzyme đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm (acipenser baeri) giai đoạn thương phẩm (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)