Phân tích thống kê

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung enzyme đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm (acipenser baeri) giai đoạn thương phẩm (Trang 34 - 64)

Các số liệu của thí nghiệm được xử lý và phân tích dựa trên phần mềm Excel 2007 và SPSS 16.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 26

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện môi trường

4.1.1. Nhiệt độ

Trong suốt quá trình làm thí nghiệm, nhiệt độ nước luôn nằm trong khoảng từ 10-170C (hình 2). Nhiệt độ nước dao động trong ngày không đáng kể, sự chênh lệch thường dao động chỉ 1-20C (thường là 10C).

Hình 2. Nhiệt độ nước trung bình nguồn nước cấp qua các tuần nuôi

Nhiệt độ nước nằm trong khoảng như vậy hơi thấp hơn 1 chút so với báo cáo của Trần Quang Chúc và ctv (2005) (20-260C) nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn sinh trưởng của cá Tầm thương phẩm (0-300C) và gần với khoảng sinh trưởng tốt nhất của cá Tầm (18-240C). Như vậy, khoảng nhiệt độ như vậy không ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm này.

Nguồn nước nuôi thí nghiệm chảy ra từ lòng núi đá và từ trên cao nên nước có nhiệt độ thấp hơn so với không khí. Vị trí đặt thí nghiệm gần với nguồn nước, và nước được lưu thông liên tục nên nhiệt độ nước hầu như không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của không khí. Những lý do này đã khiến cho nhiệt độ nước thí nghiệm khá ổn định.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 27

4.1.2. Oxy hòa tan

Oxy hòa tan của nước nuôi cá trong suốt quá trình làm thí nghiệm dao động trong khoảng 4-6 mg/l, hầu như không có sự dao động oxy giữa 2 lần đo trong ngày.

Hàm lượng oxy hòa tan theo dõi được trong quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp của cá Tầm thương phẩm (khoảng ≥5 mg/l) (Mims và Shelton 2002).

Hàm lượng DO ổn định là do nhiệt độ nước ổn định và lượng nước trong bể thí nghiệm được lưu thông liên tục.

Như vậy, với hàm lượng DO trong thí nghiệm đảm bảo cho cá Tầm sống và phát triển bình thường. Điều này cũng chứng tỏ, hàm lượng DO trong nước không ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm này.

4.1.3. Các yếu tố môi trường khác

Bảng 6. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Chỉ tiêu pH NO2 (mg/l) NH3 (mg/l) PO4 (mg/l) Giá trị trung bình 7-7,5 0 0-0,5 <0,1

Bảng 6 cho thấy các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá Tầm sinh trưởng và phát triển. Giá trị pH dao động trong khoảng 7-7,5 (khoảng thích hợp là 6,5-8,5 (Mim và Shelton ,2002)).

Các yếu tố môi trường: NO2, NH3 PO4, đều nằm trong khoảng cho phép và phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cá nước ngọt nói chung và của cá Tầm nói riêng.

Như vậy trong quá trình nuôi cá tầm thương phẩm, các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá tầm sinh trưởng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 28

4.2. Phân tích chất lượng thức ăn

4.2.1. Kích cỡ viên thức ăn

Viên thức ăn được sản xuất để nuôi cá thí nghiệm (150-190 g/con) có kích cỡ 3,5 mm. Viên thức ăn ở có kích cỡ như vậy thì có thể nuôi cá có kích cỡ 100- 800 g (theo hướng dẫn của hãng COPPENS). Như vậy, kích cỡ viên thức ăn như vậy hoàn toàn phù hợp với cỡ cá làm thí nghiệm.

4.2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn

Kết quả phân tích dinh dưỡng được thực hiện tại phòng phân tích dinh dưỡng thuộc phòng Sinh học Thực nghiệm – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. Kết quả được trình bày ở bảng 7.

Bảng 7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn (%)

TA Độ ẩm Protein thô Lipid thô Tro Xơ thô

ĐC 7,92 42,34 16,5 14,12 1,83

TA1 8,12 41,76 16,32 13,94 1,79

TA2 9,58 41,18 15,8 13,89 1,92

Các chỉ tiêu về dinh dưỡng của thức ăn như độ ẩm, protein, lipid giữa các công thức thức ăn sản xuất thí nghiệm không có sự khác biệt lớn tương tự đối với thức ăn đối chứng. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với mức lý thuyết và với các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá Tầm (Hung, (1991a,b) và Médale và ctv., (1995).

4.2.3. Hoạt lực của enzyme trong thức ăn thí nghiệm

Hoạt tính của enzyme trong thức ăn được phân tích tại Viện công nghiệp thực phẩm. Kết quả được thể hiện qua bảng 8.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 29

Bảng 8. Hoạt lực enzyme trong các công thức thức ăn (IU/kg thức ăn)

Protease Phytase Amylase

CTTA Hoạt tính bổ sung Hoạt tính còn lại Hoạt tính bổ sung Hoạt tính còn lại Hoạt tính bổ sung Hoạt tính còn lại ĐC 0 0 0 0 0 200 TA1 2000 2000 2000 2060 6000 6530 TA2 0 - 3000 2130 0 -

Theo các nghiên cứu của Vielma và ctv., (2004); Laining và ctv., (2011) và Maugle và ctv., (1983) về bổ sung enzyme vào thức ăn thủy sản thì các công thức TA1 và TA2 cho kết quả tương tự, đặc biệt là bổ sung enzyme phytase. Thức ăn TA1 bổ sung enzyme sử dụng máy đồng vị hóa trộn enzyme-dầu sau đó phun chân không nên enzyme không chịu tác động của nhiệt độ, hoạt tính còn lại gần như 100% sau khi đưa vào viên thức ăn. Thức ăn TA2 đưa enzyme vào trong quá trình trộn nguyên liệu nên sau khi qua máy ép viên hoạt tính enzyme giảm đi 30%, vì vậy muốn bổ sung 2000 IU/kg thức ăn cần tăng liều bổ sung lên 3000 IU/kg thức ăn. Kết quả phân tích cho thấy bổ sung 3000 IU/kg thức ăn enzyme trong viên thức ăn còn 2130 IU/kg thức ăn.

4.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tầm thí nghiệm Tầm thí nghiệm

4.3.1. Tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm

4.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm

Trong thời gian thí nghiệm, nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm thì ta tập trung vào các chỉ tiêu: khối lượng cá tăng lên WG (g/con), tăng trưởng bình quân ngày ADG (g/con/ngày) và tăng trưởng đặc trưng SRG (%/ngày). Với khối lượng trung bình khi thả là 169 g/con, sau 90 ngày thí nghiệm khối lượng cá trung bình khi thu dao động từ 345,17-369,67 g/con, khối lượng cá tăng lên trung bình từ 175,83-200,42 g/con. Nhìn chung tốc

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 30 độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG) của cá Tầm tương đối cao, dao động từ 1,95-2,13 g/con/ngày đối với cá sử dụng thức ăn tự chế và 2,23 g/con/ngày đối với cá sử dụng thức ăn nhập khẩu, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cá Tầm trong thí nghiệm của Đinh Văn Trung và ctv 2009 (chỉ đạt 1,1-1,3 g/con/ngày). Tuy nhiên trong nghiên cứu của Đinh Văn Trung thì mẫu cá thí nghiệm bé hơn (1,58-93,2 g/con). Tốc độ tăng trưởng đặc trưng SRG trong suốt thời gian thí nghiệm dao động từ 0,79-0,87 %/ngày (bảng 9).

Bảng 9. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng ở các công thức thức ăn thí nghiệm (trung bình ±SE)

ĐC TA1 TA2 TAĐỨC KL cá ban đầu (g) 169,33±0,91a 169,08±0,96a 169,17±0,89a 169,25±0,99a KL cá khi thu (g) 345,17±2,11a 360,58±1,36b 349,17±2,71a 369,67±2,09c KL cá tăng (g/con) 175,83±2,19a 191,50±1,42b 180±2,7a 200,42±2,24c ADG (g/cá/ngày) 1,95±0,024a 2,13±0,016b 2,00±0,03a 2,23±0,025c SRG (%/ngày) 0,79±0,007a 0,84±0,005b 0,81±0,009a 0,87±0,007c

Các chữ số trong cùng một dòng mang chữ giống nhau thì không có sai khác về mặt thống kê với mức ý nghĩa p<0,05.

Khi phân tích phương sai một nhân tố thấy tốc độ tăng trưởng của cá Tầm ở các công thức thức ăn có sự sai khác với mức ý nghĩa p<0,05. Kết quả về khối lượng cá tăng lên (WG) và khối lượng cá sau thí nghiệm cho thấy: thức ăn nhập ngoại cho kết quả cao nhất (WG= 200,42 g/con) và giảm dần theo các công thức: bổ sung 3 loại enzyme theo phương pháp phun (TA1) 191,5 g/con, bổ sung enzyme phytase (TA2) 180 g/con và thức ăn không bổ sung enzyme (ĐC) 175,83 g/con. Sự sai khác giữa TA1 với thức ăn đối chứng mang ý nghĩa thống kế (p<0,05) còn TA2 thì không có sự sai khác. Như vậy, đối với thức ăn tự chế thì thức ăn bổ sung cả 3 loại enzyme amylase, protease và phytase (TA1) cho kết quả tốt nhất. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì theo Vũ Duy Giảng, (2004) thì bổ sung enzyme vào trong thức ăn giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, khắc phục được các yếu tố kháng dưỡng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 31 Kết quả về tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG) cho thấy, cá sử dụng thức ăn nhập ngoại cho ADG cao nhất (2,23 g/con/ngày) và giảm dần theo các công thức bổ sung enzyme. Khi phân tích phương sai một nhân tố với các công thức thức ăn tự chế thì cho thấy ADG của TA1 đạt kết quả cao nhất (2,13 g/con/ngày) và sai khác mang ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với thức ăn đối chứng (ĐC) còn thức ăn bổ sung enzyme phytase thì không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (p>0,05) (phụ lục 3a).

Kết quả về tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR (%/ngày) của cá thí nghiệm cũng tương tự như kết quả ADG và WG. Như vậy, trong các công thức thức ăn tự chế thì thức ăn bổ sung hỗn hợp enzyme phytase, amylase, protease theo phương pháp phun (TA1) cho kết quả tốt nhất. Điều này mang ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá Tầm.

4.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng qua các lần thu mẫu

Tốc độ tăng trưởng của các công thức thức ăn có sự khác nhau đáng kể: thức ăn nhập ngoại cho kết quả tốt nhất và giảm dần theo các công thức có bổ sung enzyme.

Trong lần thu mẫu đầu tiên thì sự sai khác giữa các công thức là không rõ rệt, đến tháng thứ 2 và tháng thứ 3 thì ta đã thấy dần sự tách biệt giữa thức ăn nhập ngoại và thức ăn bổ sung 3 loại enzyme (TA1).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 32

Bảng 10. Tăng trưởng của cá Tầm qua các lần thu mẫu (Trung bình ±SE) CTTA KL cá trước TN (g) KL cá sau 30 ngày (g) KL cá sau 60 ngày (g) KL cá sau 90 ngày (g) ĐC 169,33±0,083a 208,50±0,88 a 267,16±0,8 a 345,17±2,11 a TA1 169,08±0,083 a 210,17±1,34 a 273,00±1,46 b 360,58±11,36 b TA2 169,17±0,083 a 212,58±1,86 a 270,42±0,92 ab 349,17±2,17 a TAĐỨC 169,25±0,14 a 216,92±0,94 b 283,42±1,89 c 369,67±3,09 c

Các chữ số trong cùng một cột mang chữ giống nhau thì không có sai khác về mặt thống kê với mức ý nghĩa p<0,05.

Khi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố ở mức ý nghĩa p<0,05 đối với tăng trưởng của cá Tầm trong từng tháng nuôi giữa các công thức thức ăn thí nghiệm thấy: tháng nuôi thứ nhất tốc độ tăng trưởng của cá Tầm giữa các công thức thức ăn sản xuất không có sự sai khác. Sang tháng thứ hai đã bắt đầu xuất hiện sự vượt trội giữa các công thức thức ăn sản xuất: TA1 (210,17g) và TA2 (212,58g) cho tốc độ tăng trưởng cao hơn so với thức ăn ĐC (208,5g) và chỉ có TA1 có tốc độ tăng trưởng sai khác mang ý nghĩa thống kê đối với ĐC. Đến tháng nuôi thứ ba, cá sử dụng thức ăn của các công thức thức ăn tự sản xuất đã có sự khác biệt về tăng trưởng, cao nhất vẫn là TA1 và giảm dần theo TA2 và ĐC.

Như vậy, trong ba tháng nuôi thử nghiệm cá Tầm cỡ 169 g/con sử dụng thức ăn sản xuất: ĐC-không bổ sung enzyme, TA1-bổ sung enzyme amylase, protease và phytase theo phương pháp phun và TA2-bổ sung enzyme phytase theo phương pháp trộn ép viên thấy TA1 cho tăng trưởng tốt nhất.

4.3.2. Thu nhận thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn

4.3.2.1. Thu nhận thức ăn

Khả năng thu nhận thức ăn cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng thức ăn đối với vật nuôi. Thu nhận thức ăn cao chứng tỏ thức ăn đó phù hợp với khẩu vị, tính ăn của vật nuôi và ngược lại. Thử nghiệm một loại thức ăn

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 33 mới thì việc đánh giá khả năng thu nhận thức ăn đóng vai trò quan trọng, nó đánh giá độ ngon miệng của thức ăn đối với vật nuôi. Thu nhận thức ăn của cá Tầm đối với thức ăn ở các công thức thức ăn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 11.

Bảng 11. Thu nhận thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn

Chỉ tiêu ĐC TA1 TA2 TAĐỨC

FC (g/con) 274,16±1,76a 268,24±2,09ab 280,11±3,06a 269,02±3,6b

FCR 1,62±0,01a 1,43±0,02b 1,61±0,04a 1,29±0,03c

Ghi chú: Các chữ số trong cùng một dòng giống nhau thì không có sai khác về mặt thống kê với mức ý nghĩa p<0,05.

Kết quả phân tích ANOVA đã chri ra sự sai khác giữa các công thức thức ăn với mức ý nghĩa p<0,05 về thu nhận thức ăn. FC lớn nhất thể hiện ở công thức TA2 (280,11 g/con) vài thức ăn ở các công thức thức ăn sản xuất cao hơn so với thức ăn nhập ngoại. Với mức ý nghĩa p<0,05 thì cho thấy thu nhận thức ăn của cá Tầm đối với TA1 và TAĐỨC là thấp hơn so với TA2 và ĐC và gần giống nhau. Như vậy, thức ăn sản xuất đáp ứng được yêu cầu về mùi vị và độ ngon miệng đối với cá Tầm.

4.3.2.2. Hệ số chuyển đổi thức ăn

Hệ số thức ăn là một trong những tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả của thức ăn. Qua đánh giá bước đầu có thể cho thấy thức ăn có bổ sung enzyme mang lại hiệu quả rất khả quan. Hệ số thức ăn trong các công thức thức ăn thí nghiệm dao động trong khoảng 1,29-1,62 (Bảng 11). Thức ăn nhập ngoại cho hệ số thức ăn ăn thấp nhất (FCR=1,29), thức ăn ĐC và TA2 có hệ số thức ăn cao nhất. Khi tiến hành so sánh sự sai khác giữa các công thức thấy: TA1 (1,43 ±0,02b) là cho kết quả tốt nhất trong các công thức thức ăn sản xuất.

So sánh với các thí nghiệm khác thì cho thấy kết quả của thí nghiệm cho kết quả tốt hơn nhiều so với thí nghiệm của Đinh Văn Trung và ctv (2005) (FCR=2,2). Như vậy, việc bổ sung enzyme amylase, protease và phytase vào

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 34 thức ăn giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn so với thức ăn không bổ sung enzyme hoặc chỉ bổ sung enzyme phytase.

4.3.3. Tỷ lệ sống của cá Tầm thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm, tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm là tương đương nhau (bảng 12).

Bảng 12. Tỷ lệ sống của các lô thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐC TA1 TA2 TAĐỨC

SR (%) 97,33±0,33a 98,33±0,33a 97,67±0,33a 98,33±0,33a

Ghi chú: Các chữ số trong cùng một dòng giống nhau thì không có sai khác về mặt thống kê với mức ý nghĩa p<0,05.

Khi phân tích phương sai một nhân tố với mức ý nghĩa <0,05 thì ta thấy không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Tỷ lệ sống của cá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: chất lượng nước, hàm lượng oxy hòa tan, thức ăn, mật độ.... Trong quá trình thí nghiệm, cá chết hầu hết là do stress trong quá trình thu mẫu, vệ sinh bể... Điều này cho thấy thức ăn sản xuất có bổ sung enzyme không gây ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống của cá Tầm.

4.3.4. Sơ bộ đánh giá chi phí thức ăn

Chi phí cho 1kg tăng trọng của cá Tầm trong thí nghiệm này được tính toán thông qua giá nguyên liệu cho 1kg thức ăn mua ở trong nước vào tháng 7/2011 và các chi phí phụ khác như điện, công lao động, khấu hao trang thiết bị, dịch vụ...Trong thí nghiệm này, chúng tôi ước tính giá nguyên liệu cho 1kg thức ăn chiếm khoảng 80% chi phi thức ăn và 20% là các chi phi khác. Tuy nhiên, nếu tiến hành sản xuất hàng hóa thì chi phí dịch vụ sẽ giảm đi rất nhiều. Ở thời điểm thí nghiệm, thức ăn nhập từ Đức được tính theo giá bán trên thị trường Sapa là 50.000 VND/kg.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 35

Bảng 13. Bảng phân tích chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng

Thức ăn

Giá 1 kg thức ăn (VNĐ)

Giá thức ăn cho 1kg cá tăng trọng (VNĐ)

Rẻ hơn so với thức ăn nhập ngoại (%)

ĐC 30.011 48.617 24,62

TA1 30.815 44.065 31,68

TA2 30.506 49.114 23,85

TAĐỨC 50.000 64.500 0

Bảng 13 cho thấy, trong các công thức thức ăn tự chế, TA1 có mức chi

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung enzyme đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm (acipenser baeri) giai đoạn thương phẩm (Trang 34 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)