Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 60 - 64)

4.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN YấN SƠN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Yên Sơn là huyện miền núi, nằm về phía Nam của tỉnh Tuyên Quang và có toạ độ địa lý như sau:

- Từ 210 40' đến 220 10' Vĩ độ Bắc

- Từ 1050 10' đến 1050 40 Kinh độ Đông Ranh giới của huyện được xác định như sau:

Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiờm Hoỏ;

Phía Nam giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);

Phía Đông giáp huyện Định Hoá - tỉnh Thỏi Nguyờn; Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yờn Bỏi.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến ngày 01/01/2010 là 120.949,01 ha (chiếm 20,60% diện tớch tự nhiên của toàn tỉnh) với 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã).

Trên địa bàn huyện cú cỏc tuyến giao thông đường bộ quan trọng: quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 37 và các tuyến đường thuỷ: Sụng Lụ, sụng Gõm, sụng Phú Đỏy. Huyện nằm bao bọc lấy thị xã Tuyên Quang (là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị lớn nhất trong toàn tỉnh). Các tuyến giao thông chính đến thị xã Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện.

Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Căn cứ vào điều kiện địa hình, thuỷ văn... huyện Yên Sơn được chia thành 3 vùng sau:

- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuõn Võn, Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh.

- Vùng An toàn khu: Gồm 7 xó: Phỳ Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn, Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa.

- Vùng Trung và hạ huyện: Gồm 23 xã, thị trấn: Chiờu Yờn, Tân Tiến, Tứ Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Mụn, Chõn Sơn, Thái Bình, Kim Phú, Tiến Bộ, An Khang, Mỹ Bằng, Phỳ Lõm, An Tường, Lưỡng Vượng, Hoàng Khai, Thái Long, Đội Cấn, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình và thị trấn Tõn Bỡnh.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Yên Sơn là một trong những huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của tỉnh Tuyên Quang. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp. Là một huyện miền núi nên cơ sở hạ tầng của huyện ở một số nơi còn hạn chế, đi lại gặp khó khăn. Tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp năm 2009 đạt 447,6 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 106.000 tấn tăng gấp 1,36 lần so với năm 2005. Bình quân lương thực trên đầu người năm 2009 đạt 668 kg/người/năm tăng gấp 1,35 lần so với năm 2005.

Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Sơn và tỉnh Tuyên Quang từ 2005 - 2009

(Đơn vị tính: %)

Ngành kinh tế Huyện Yên Sơn Tỉnh Tuyên Quang Năm 2005 Năm 2009 Năm 2005 Năm 2009 1. Nông lâm ngư nghiệp 51,58 42,80 51,58 36,62 2. Công nghiệp - xây dựng 19,63 38,90 19,63 30,53 3. Dịch vụ - thương mại - du lịch 28,79 18,30 28,79 32,85

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00

4.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện Yên Sơn

* Giao thông: Huyện Yên Sơn có vị trí bao quanh thị xã nên có hệ thống giao thông đầu mối quan trọng và quy mô. Cỏc tuyờn đường chính chạy qua như Quốc lộ 2 dài 33,4 km, mặt đường rộng 12m. Đường huyện: Bao gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 128,70 km, nền đường rộng từ 4 - 6 m, tổng chiều dài các tuyến đường giao thông thôn bản trong toàn huyện có 921,0 km, trong đó có 527,0 km có bề rộng nền đường ≥ 3 m.

* Thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện hiện có (tính đến thời điểm tháng 5/2008) 606 công trình thuỷ lợi, trong đó có 278 công trình kiên cố và 328 công trình tạm. Trong tổng số các công trình kiên cố được chia thành các loại sau:

- Hồ thuỷ lợi: 66 công trình - Trạm bơm thuỷ luân : 6 công trình - Đập dâng : 187 công trình - Trạm bơm nước : 7 công trình - Trạm bơm điện : 18 công trình - Giếng khoan : 6 công trình

Tổng chiều dài các tuyến kênh tưới năm 2008 có 765,0 km, trong đó có 300,47 km đã được kiên cố hoá (chiếm 39,28%), còn lại 464,53 km là kênh tưới đất.

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Đất phù sa ngòi suối (Py): Có 750 ha, chiếm 0,62% diện tích tự nhiên của huyện; Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Có 1.250 ha, chiếm 1,03% diện tích tự nhiên của huyện; Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Có 12.529 ha, chiếm 10,36% diện tích tự nhiên của huyện; Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có 35.148 ha, chiếm 29,07% diện tích tự nhiên của huyện; Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có 1.584 ha, chiếm 1,31% diện tích tự nhiên của huyện; Đất đỏ vàng trờn đỏ sột và biến chất (Fs): Chiếm phần lớn diện tích với 65.294 ha (chiếm 54,00% diện tích tự nhiên của huyện); Đất đen do sản phẩm bồi tụ Cacbonat (Rdv): Có 327 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên của huyện; Đất xám bạc màu (Ba): Có 2.928 ha, chiếm 2,42% diện tích tự nhiên của huyện; Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Có 1.100 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên của huyện.

(Nguồn số liệu: Bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100000)

- Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 87.854,69 ha, chiếm 19,66% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh (huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn thứ 3 trong tỉnh sau huyện Na Hang và Chiờm Hoỏ), trong đó: Đất có rừng tự nhiên có 45.569,23 ha, đất có rừng trồng 21.012,01 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng 5.385,98 ha và đất trồng rừng 15.887,47 ha.

- Tài nguyên khoáng sản

Sắt: Có 3 điểm mỏ có trữ lượng đáng kể, phân bố ở cỏc xó: Phỳc Ninh, Tân Tiến có trữ lượng lần lượt là 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn. Chất lượng của các mỏ sắt này tương đối tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra trên địa bàn huyện cũn cỏc cỏc mỏ Chì - Kẽm. Trữ lượng và chất lượng của các điểm mỏ này chưa được điều tra thăm dò cụ thể.

Đất sét: Mỏ đất sét ở Lưỡng Vượng đã được điều tra, khảo sát thăm dò có trữ lượng 1,141 triệu tấn.

Nước khoáng - nước nóng: Mỏ nước khoáng Mỹ Lõm - Phỳ Lõm cú trữ lượng 1.474 m3/ngày, trong đó: Cấp B: 492 m3/ngày; Cấp C1: 734 m3/ngày và cấp C2: 248 m3/ngày. Mỏ nước khoáng này có tác dụng rất lớn để phát triển thành khu du lịch vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng.

Ngoài ra cũn cú cỏc mỏ: Barit, Cao Lanh-fenspat...

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lượng nguồn nước mặt của huyện có hạn chế nhất định và có sự khác biệt giữa cỏc vựng. Cỏc xó cú địa hình tương đối bằng phẳng gần với thị xã Tuyên Quang (An Tường, Kim Phú, Trung Môn và An Khang...) có trữ lượng nguồn nước mặt trong năm tương đối cao, cỏc xó còn lại trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tổng diện tích đất mặt nước chuyên dùng của huyện theo số liệu kiểm kê năm 2005 có 669,33 ha.

Nguồn nước ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang cho thấy nguồn nước ngầm của huyện Yên Sơn khá

phong phú, đặc biệt là ở cỏc xó nằm về phía Tây Nam. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác tương đối dễ dàng ở cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của người dân và khai thác ở quy mô công nghiệp. Đặc biệt nguồn nước khoỏng núng ở xó Phỳ Lõm đó được điều tra, khảo sát đưa vào sử dụng. Nguồn nước này có độ sạch cao, có nhiều muối khoáng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng rất có giá trị đối với sức khoẻ con người

4.1.4.Thực trạng sử dụng đất tại huyện Yên Sơn giai đoạn từ 2005 đến năm 2009

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Sơn (01/01/2010)

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 60 - 64)