Một số loại sâu bệnh hại trên cây sầu riêng 1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số giống sầu riêng và nghiên cứu nồng độ thuốc agiri-fos 400 trị bệnh thối vỏ xì mủ trên cây sầu riêng tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắc lắc (Trang 35 - 37)

11 Hạt Trung bình ñến lép Hạt lép Trung bình ñến lớn Lớn 12 Thời gian từ khi ra hoa

1.5 Một số loại sâu bệnh hại trên cây sầu riêng 1 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.5.1.1 Bệnh hại

Theo (Lê Thanh Phong và CS, 1994) [19] và (Lê Thanh Phong, 1995) [18] cho biết trên cây sầu riêng có hai bệnh quan trọng ñó là: Bệnh thối vỏ xì mủ do nấm Phytophthora palmivora và bệnh thối rễ do nấm Pythium complectens. Bệnh

thối vỏ xì mủ do nấm Phytophthora palmivora gây ra làm gốc thân và rễ cây bị thối, chồi ngọn bị rụng lá và chết khô, các nhánh khác rụng lá sau ñó cây chết. Bệnh còn xuất hiện trên trái và cây con trong vườn ươm. Bệnh thối rễ do nấm

Pythium comlectens gây ra làm hư chóp rễ do ñó các nhánh thân non, lá chết dần. Những tác giả này cho biết trên cây sầu riêng còn có các bệnh như: Bệnh mốc hồng (Corticium Salmonicolor), bệnh thán thư (Colletotrichum zibithyum), ñốm nâu (Homotegia durionnis), ñốm ñen (Phyllosticta durionnis), cháy lá chết ngọn (Rhizoctonia solani) và thối trái (Selerotium rolfsii).

Theo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang [5] trên sầu riêng có 5 loại bệnh hại chính sau:

- Thối gốc chảy nhựa (Phytophthora spp). - Thán thư (Colletotrichum zibithyum).

- Rong xanh lá (không gây hại lá nhưng làm giảm khả năng quang hợp). - Cháy lá, chết ngọn (Rhizoctonia sp).

- Thối hoa (Fusarium sp).

Theo Lâm Thị Mỹ Nương, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam [17] cho biết các bệnh hại quan trọng trên cây sầu riêng là:

- Thối gốc chảy mủ do nấm Phytophthora sp. - Mốc hồng do nấm corticium Salmonicolor. - Thán thư do nấm Colletotrichum zibithyum. - Cháy lá, chết ngọn do nấm Rhizoctonia solani.

1.5.1.2 Sâu hại

Theo (Phạm Văn Biên và CS, 2004) [1] cho biết các loài sâu hại chủ yếu trên cây sầu riêng gồm có:

- Bọ cánh cam: tên khoa học Anomala cupripes, bọ trưởng thành là loài cánh cứng màu xanh, ban ngày ẩn trong ñất và lùm cây, ban ñêm bay ra ăn lá cây. Mật ñộ bọ cao có thể phá hại làm lá cây xơ xác, cắn cả ñọt non và chùm hoa.

- Rầy nhảy (rầy phấn): tên khoa học Allocaridara maleyensis, rầy trưởng thành ñẻ trứng trong mô của lá non và thường sống ở mặt dưới lá. Rầy non tập

trung trong các lá non còn xếp lại. Cả rầy trưởng thành và rầy non chích hút nhựa lá, tạo thành những chấm nhỏ màu vàng, sau ñó lá bị khô và rụng, ảnh hưởng ñến sinh trưởng, ra hoa và ñậu quả của cây. Trong khi sinh sống, rầy tiết ra chất dịch ngọt là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Rầy trưởng thành có thể sống tới 6 tháng.

- Rệp phấn: tên khoa học Planococcus sp, rệp có lớp sáp trắng như phấn phủ ngoài cơ thể, bám trên lá và quả hút nhựa ảnh hưởng ñến sinh trưởng của cây và sự phát triển của quả. Rệp còn tiết chất dịch tạo ñiều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ñen lá và quả.

- Sâu ñục quả: tên khoa học Conogethes punctiferalis, sâu non ñục vào trong quả chổ gần cuống và thải từng ñám phân màu nâu ñậm bên ngoài lỗ ñục. Quả bị sâu ñục phá biến dạng và rụng. Vết ñục còn tạo ñiều kiện cho các loài nấm phát triển làm thối quả. Những quả thành chùm liền nhau thường bị hại nhiều hơn những quả riêng lẻ.

- Nhện ñỏ: tên khoa học Oligonichus sp, nhện thường tập trung gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già, ít có trên lá non. Trên lá nhện sống tập trung thành từng ñám ở mặt dưới lá, xung quanh gân chính hoặc cạnh mép lá. Nhện dùng kim chích ở miệng châm vào lá hút nhựa tạo thành các chấm nhỏ màu trắng. Chổ nhện tập trung tạo thành một mảng màu nâu ñồng. Bị hại nặng toàn bộ lá mất màu xanh bóng và chuyển sang màu nâu hoặc màu xám bạc, lá có thể khô và rụng. Trên lá có các vết bụi trắng ñó là xác lột của nhện và vỏ trứng. Nhện thường phát sinh nhiều trong ñiều kiện nóng và khô. Vòng ñời ngắn, trung bình khoảng 10-12 ngày.

Một phần của tài liệu đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số giống sầu riêng và nghiên cứu nồng độ thuốc agiri-fos 400 trị bệnh thối vỏ xì mủ trên cây sầu riêng tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắc lắc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)