Hiện trạng hồ Linh Đàm

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” (Trang 79 - 111)

5. Cấu trúc của đồ án

3.3.1Hiện trạng hồ Linh Đàm

Hồ Linh Đàm hiện nay với tổng diện tích khoảng 72 ha, chiều dài khoảng 3300m, rộng 220m, hồ có độ sâu trung bình khoảng 6m. Hồ thuộc quận Hoàng Mai, phường Hoàng Liệt, Hà Nội. Vốn là hồ thiên tạo từ hàng chục vạn năm trước, là một trong số các hồ, sông nước hồn cốt của đất Đông Đô, Thăng Long – Hà Nội hiếm hoi còn sót lại đến ngày nay. Hồ Linh Đàm để nguyên dáng vòng cung ba bề vỗ mát, điều hòa khí hậu cho bán đảo Linh Đàm. Tuy nhiên người dân không biết tận hưởng cái thiên nhiên tạo hóa ban tặng, mà hàng ngày hàng giờ gây áp lực lớn đến môi trường hồ. Nên hồ không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm như các hồ khác, và nguyên nhân sâu xa là hồ thường xuyên phải tiếp nhận nước, rác thải của khu vực và công tác khai thác, nuôi trồng thủy sản chưa hợp lý…Theo thông tin của Sở Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội, 100% các khu đô thị mới (ĐTM) tại Hà Nội đang xả thẳng nước thải ra môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ao hồ và sông ở khu vực Hà Nội bị ô nhiễm nặng trong thời gian qua. Là một trong những khu ĐTM đầu tiên của Hà Nội, nhưng hiện nay tất cả nguồn nước thải của hàng nghìn hộ dân ở khu ĐTM Linh Đàm, quận Hoàng Mai đang xả thẳng ra hồ Linh Đàm và sông Tô Lịch. Một người dân sống trên phố Nguyễn Hữu Thọ cho biết, trước đây hồ Linh Đàm rất rộng và nước trong vắt, nhưng từ khi khu ĐTM Linh Đàm mọc lên, lòng hồ không những bị thu hẹp dần mà nước hồ cũng chuyển sang màu đen, sau đó cá tôm bắt đầu chết nổi bồng bềnh. “Do nước bị ngả màu, bốc mùi hôi rất khó chịu nên hiện nay người dân chúng tôi không thể ra hồ tập thể dục và đi dạo vào mỗi buổi sáng, chiều”. Do hồ có diện tích tuong đối lớn nên cũng tận dụng để nuôi cá, cân bằng sinh thái trong hồ, nhưng trước tình trạng nguồn nước ô nhiễm trầm trọng dẫn đến cá chết hàng loạt, nổi lềnh phềnh trắng ven mặt hồ. Những quán hàng nước và các quán ăn khu vực này khách khứa vắng teo, bởi mùi cá chết bốc lên hôi thối không chịu nổi, nhiều người qua lại đều phải bịt mũi. Ước tính, lượng cá chết tại khu vực hồ Linh Đàm lên tới hàng tấn. Theo một số người dân trong khu vực, nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do một số vị trí của hồ đang bị phế thải

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT lấn chiếm, khiến diện tích mặt hồ bị thu hẹp, nước trong hồ còn quá ít, cộng với nắng nóng liên tục mấy ngày qua, khiến các loại tôm cá đua nhau chết.

Được sự quan tâm của cơ quan chức năng thành phố thì hồ Linh Đàm cũng nằm trong đề án "Cải tạo môi trường các hồ nội thành Hà Nội”. Dự án cải tạo hồ do ban quản lí dư án thoát nước Hà Nội thực hiện, sẽ khởi công vào tháng 8/2010. Đây là một trong những hạng mục trong gói thầu số 7 của dự án thoát nước Hà Nội trong giai đoạn II, theo tiến độ đã duyệt thì dự án sẽ hoàn thành vào tháng 11/2011. Mục tiêu cải tạo hồ để điều hòa, chống úng ngập cho thành phố và các khu vực lân cận, tạo cảnh quan cải thiện môi trường. Khối lượng công việc chính phải thực hiện gồm nạo vét hồ, kè và xây kè đá xung quanh hồ, đỉnh kè lát bê tông trồng cỏ tạo cảnh quan, xung quanh hồ được bố trí hệ thống chiếu sáng, đường dạo, cống bao tách nước bẩn khỏi hồ cùng hệ thống thu và xả nước điều tiết mức nước hồ… Hồ thực hiện và hoàn thành chậm so với dự kiến, một phần do trong giai đoạn khởi công hồ phải tạm dừng lại do trong quá trình cải tạo nạo vét hồ thì đồng thời thành phố Hà Nội giao cho Sở Xây dựng Hà Nội đầu tư xây cầu trên cao thuộc đường vành đai 3 bắc ngang qua hồ công việc. Theo khảo sát hiện nay công việc nạo vét lòng hồ đã xong, và đã đưa vào sử dụng, xung quanh hồ được trồng các vành đai cây xanh. Tuy nhiên hồ đang hoàn thiện các công trình phụ như kè nốt phần bờ (tại khu đô thị bán đảo Linh Đàm, một phần phía đường Nguyễn Hữu Thọ), làm đường đi vào giữa hồ, khuôn viên đường dạo, hành lang quanh hồ…hiện trạng hồ được thể hiện như hình.3.9… Do đang trong giai đoạn hoàn thiện nên hiện trạng môi trường nhiều nơi quanh hồ đang còn ngổn ngang vẫn còn rác thải, đất đá, vật liệu xây dựng…

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

Mặt cắt A-A

Mặt cắt B-B

Mặt cắt C-C

3.3.2 Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc hồ Linh Đàm

 Lựa chọn các chỉ tiêu cần phân tích

Lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu như: Nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD5, TDS, tổng N, tổng P, độ dẫn điện, độ muối. Quan sát tại hiện trường các thông tin về thời tiết, cảm quan về chất lượng nước hồ như màu, mùi, thực vật thủy sinh và tham khảo ý kiến của người dân xung quanh hồ. Đây là những thông số đại diện cho chất lượng nước mặt, từ đó đánh giá tổng quan về chất lượng nước của hồ hiện nay.

 Mẫu được lấy tại có vị trí như sau:

- Ngày lấy mẫu: buổi chiều ngày 6/11/2012 - Điều kiện thời tiết: trời râm mát, gió nhẹ.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT - Đặc điểm vị trí: hồ giáp với 3 khu vực, phía Đông giáp với đường Giải Phóng, phía Nam giáp với Khu đô thị bán đảo Linh Đàm, phía Bắc-Tây giáp với đường Nguyễn Hữu Thọ kéo dài. Do hồ có 2 phía chủ yếu sát mặt đường cách khu dân khu nên ít có nguồn xả, chủ yếu là cống thoát nước mưa, riêng đối với phía giáp khu dân cư thì có cống xả trực tiếp nước thải sinh hoạt vào trong hồ. Hiện trạng xung quanh hồ, nhiều đoạn vẫn chưa được kè, đoạn được kè thì không còn hiện tượng đổ rác thải nhưng vẫn còn gách, đá ngổn ngang.

- Vị trí lấy mẫu:

+ Vị trí 1: Mẫu được lấy phía bên bờ giáp khu dân cư đô thị Bán đảo Linh Đàm, cách bờ 2m sâu 20cm có cống xả thoát nước sinh hoạt.

+ Vị trí 2: Mẫu được lấy phía bên bờ đường Nguyễn Hữu Thọ, phía giáp với đường Giải Phóng. Lấy cách bờ 2m, sâu 20cm.

Bảng 3-4: Số liệu quan trắc chất lượng nước hồ Linh Đàm

STT Thông số Đơn vị Kí hiệu mẫu QVVN 08:2008/BTNMT (B1) M1 M2 1 pH 7,9 7,7 5,5 - 9 2 Nhiệt độ 0oC 26 26 - 2 DO mg/l 1,1 4,2 ≥ 4 3 TDS mg/l 487 189 - 4 COD mg/l 86 63 30 5 BOD5 mg/l 45 34 15 6 N tổng mg/l 3,46 1,93 - 7 P tổng mg/l 2,87 1,77 - 8 Độ dẫn điện Ms/cm 993 392 - 9 Độ muối ‰ 0,5 0,2 <0,5

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

 Kết quả nghiên cứu. Từ bảng số liệu phân tích:

- Thông số pH: Kết quả phân tích pH của 2 hồ đều nằm trong quy chuẩn cho phép, nên không ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trong nước.

- Thông số DO: Tại các vị trí khác nhau của hồ DO cũng thay đổi, với vị trí 1 gần khu dân cư đô thị bán đảo linh đàm thì hàm lượng oxi tương đối thấp so với quy chuẩn. Còn vị trí 2 dọc đường Nguyễn Hữu Thọ DO nằm trong phạm vi cho phép. - Thông số COD: Kết quả phân tích cho thấy ở 2 vị trí hàm lượng COD tương đối cao so với quy chuẩn chất lượng nước mặt. Chứng tỏ hàm lượng chất vô cơ và hữu cơ trong nước hồ cao.

- Thông số BOD5: Tại thời điểm nghiên cứu thì hàm lượng BOD5 tại 2 vị trí của hồ đều vượt quá so với tiêu chuẩn. Do nguồn nước gần nguồn thải hay nguồn tiếp nhận nên dẫn đến hàm lượng chất hữu cơ cao.

- Thông số P tổng, N tổng: Từ kết quả nghiên cứu, với hàm lượng N tổng và P tổng như hiện nay nước hồ theo khả quan tương đối tốt vì một phần do hồ mới đi vào sử dụng và diện tích hồ tương đối lớn, khả năng làm sạch cao. Nhưng nếu không có biện pháp quản lý tốt thì với hàm lượng sẽ càng tăng sẽ làm suy giảm chất lượng nước hồ.

- Thông số độ mặn: Tại vị trị khu dân cư độ mặn bằng với mức tiêu chuẩn và vị trí phía đường Nguyễn Hữu Thọ thì tương đối thấp so với tiêu chuẩn nên hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ.

 Nhận xét: Hiện nay chất lượng hồ tương đối đảm bảo. Tuy nhiên hồ đang trong giai đoạn hoàn thiện nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng nước do đất đá chở vào thi công, cảnh quan tại một số vị trí vẫn còn rác rưởi, vật liệu xây dựng, lá cây ngập hành lang quanh hồ …. Từ những bài học cải tạo, khôi phục môi trường các hồ trước đây đồ án đưa ra các giải pháp bảo vệ và quản lý hồ bền vững lâu dài.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

Hình 3-10: Hiện trạng môi trường hồ Linh Đàm, quận Hoàng Mại.

Nguồn: Khảo sát thực địa hồ chiều ngày 6/11/2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3 Giải pháp cho hồ Linh Đàm

3.3.3.1 Giải pháp kỹ thuật

a. Giải pháp xử lý nước thải trước khi xả vào hồ

Trong đợt cải tạo cơ quan quản lý đã xây dựng hệ thống tách, thu gom nước thải. Tuy nhiên tại một vài vị trí của khu đô thị bán đảo Linh Đàm, đường Hoàng Liệt các cống nước thải khu dân cư vẫn được xả vào hồ. Vì hồ mới cải tạo, và một phần do diện tích hồ rộng, khả năng làm sạch tốt nên tình trạng nước chưa đến mức báo động. Nên cơ quan cần có những giải pháp quản lý, xử lý nước hồ trước khi xả vào hồ, nếu không một thời gian hồ lại trở lại như trước kia. Do hồ nằm khu vực ven đô nên diện tích tương đối rộng, để tránh tình trạng xả nước trực tiếp vào hồ có thể đề xuất đưa ra phương án xây trạm xử lý nước thải trước khi vào nguồn tiếp nhận. Trước mắt là xây dựng các đập tràn và công bao tách nước thải không cho đổ thẳng vào hồ. Giếng tách nước thải phải có song chắn rác và hố lắng cát để hạn chế cát và bùn cặn chảy vào hồ khi mưa, và định kì nạo vét đáy hồ nhất là vùng đầu hồ.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Trong trường hợp đặc biệt, khi tổ chức thoát nước phân tán, nước thải được xử lý phải đáp ứng các quy định về vệ sinh môi trường và phù hợp với khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận sẽ được xả vào hồ. Đối với các trạm xử lý nước thải (XLNT) lưu vực hồ, các yêu cầu xử lý tập trung vào giảm hàm lượng cặn lơ lửng, BOD, các chất dinh dưỡng nitơ và photpho, tổng coliform... đến mức giới hạn cho phép nhằm duy trì chế độ oxi cũng như hạn chế nguy cơ phú dưỡng và xuất hiện bệnh dịch trong hồ. Sơ đồ công nghệ, cấu tạo và chế độ vận hành các công trình trạm XLNT phụ thuộc loại nguồn tiếp nhận. Khi xây dựng các trạm XLNT trong khu, điểm cần lưu ý là đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường và cảnh quan. Vì vậy xử lý nước thải trước khi vào hồ là vấn đề quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước hồ.

b. Áp dụng sử dụng các cây thủy sinh

Hiện nay hồ chưa áp dụng trồng các loại cây thủy sinh nên biện pháp để cải thiện chất lượng nước là áp dụng thử nghiệm các cây thủy sinh, vừa rẻ, dễ thích nghi, không những vừa tạo cảnh quan, cân bằng hệ sinh thái trong hồ mà còn đáp ứng như cầu oxi cho nước và đảm bảo tốt chất lượng nước hồ lâu dài. Quy trình công nghệ không phức tạp, và chi phí để xử lý không cao khoảng 8.000đồng/m2 . Dựa vào các tính năng của các loại cây thủy sinh và kinh nghiệm được áp dụng tại các hồ trước để lựa chọn cho hồ. Như cây thủy trúc, sen, súng, lau, sậy, các loại bèo… Cách tốt nhất để kiểm soát được sự phát triển, vừa tạo cảnh quan đẹp cho mặt hồ là đóng thành các bè thả trên mặt hồ tại các vị trí nhiều nguồn xả như khu đô thị bán đảo và khu vực các cống thoát nước xung quanh hồ, khoảng 8m2 thủy sinh/1000m2 diện tích mặt hồ. Ở Nhật Bản người ta đã áp dụng thành công phương pháp tạo chúng thành từng giỏ hoa sen, hoa súng nổi lênh đênh trên mặt nước để tạo không gian cảnh quan cho hồ. Một cách khác để cải tạo nước hồ mà không lo bị xâm lấn mặt nước là sử dụng các loại rong, tảo... Đây là thực vật thủy sinh sống ở tầng giữa của mặt nước, chúng sẽ tạo cho nước hồ màu trong xanh và cảnh quan đẹp. Trong quá trình trồng các loài này cũng phải thường xuyên vớt bỏ những cây già cỗi

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT để tránh việc các cây này sau khi chết, thối rữa và làm bẩn nước hồ. So với những phương pháp xử lý nước thải khác, hình thức xử lý nước thải bằng thực vật được đánh giá là thân thiện với môi trường, ít tốn kém, mà hiệu quả xử lý ô nhiễm cũng khá cao.

 Tính toán việc sử dụng cây thủy sinh

Hồ Linh Đàm có diện tích bề mặt khoảng 720.000m2. Nên diện tích cây thủy sinh sử dụng cho hồ:

5760 (m

2 )

 Các cây thủy sinh sẽ đóng thành từng bè với diện tích mỗi bè khoảng 10m2. Do đó số bè thủy sinh cần thả trong hồ:

576(bè)

 Theo giá thị trường hiện nay để xử lý nước hồ bằng cây thủy sinh thì khoảng 8.000đồng/m2. Chi phí để mua cây thủy sinh: 5760 8.000 46.080.000 (VNĐ)

 Chí phí đóng bè: Bè được đóng bằng ống nhựa pvc đường kính 48, đóng thành hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 2m.

Theo bảng báo giá ống nhựa PVC, D48 có giá 16.300/mét Chi phí cho 1 bè: [(5 2 ) ] 16300 228.200 (VNĐ) Do đó chi phí cho cả hồ: 228.200 576 131.443.200 (VNĐ) Nên tổng chi phí sử dụng cây thủy sinh:

46.080.000 131.443.200 177.523.200 (VNĐ)

Hiện nay hồ có diện tích tương đối lớn, nên trước khi thả cần dựa vào hiện trạng chất lượng nước hồ tại từng khu vực để chọn số lượng bè thả phù hợp sao cho việc kiểm soát cây thủy sinh được dễ dàng và đỡ tốn kém kinh phí.

c. Hoàn thiện việc kè bờ

Thực tế cho thấy việc kè hồ đã đưa lại một số hiệu quả trong đó có việc hạn chế việc đổ rác bừa bãi ra ven hồ, tránh tình trạng sạt lở đất, đá, lấn chiếm lòng hồ.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Cần lựa chọn phương án kè hồ như thế nào cho hiệu quả. Từ hiện trạng thực tế có thể thấy hầu hết các hồ Hà Nội hiện nay đều kè bờ bằng biện pháp bê tông hóa toàn thành bờ hồ. Việc kè hồ bê tông hóa không những mang lại lợi ích nhiều mà còn gây ra những hạn chế. Sự trả giá ngay tức thì là sau khi cải tạo, kè hồ, các hồ không sạch hơn mà trở nên hôi thối, bốc mùi nồng nặc, nhất là thời điểm giao mùa. Vì việc kè bờ bê tông hóa chỉ có tác dụng trước mắt, chứ không hiệu quả lâu dài.

Ngoài ra một hậu quả lớn do kè không đúng kĩ thuật đó những năm gần đây Hà Nội luôn trong tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Vì mặt bờ bị bê tông hoá gần hết nên không còn khả năng tự thấm nước, hay mất đi lớp thảm phủ thực vật có

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” (Trang 79 - 111)