Lấn chiếm diện tích hồ

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” (Trang 25 - 111)

5. Cấu trúc của đồ án

1.4.2 Lấn chiếm diện tích hồ

Với vấn đề quy hoạch đất chưa được hiệu quả đã dẫn đến tình trạng lấn chiếm diện tích sông hồ càng trở nên tinh vi và quyết liệt. Như đoạn sông, hồ nào bị quản lý lơi lỏng thì người ta dùng đến cả ôtô, công nông, xe thồ chở đất đổ xuống. Còn chỗ nào quản lý chặt chẽ người ta âm thầm đổ xuống từng xô, từng chậu. Đất và rác thải đổ xuống sông hồ vừa tiện vừa không mất tiền lệ phí vệ sinh. Từng chậu, từng xô, sau vài năm rồi cũng sẽ trở thành nền nhà. Đất lấn được đến đâu, nhà ra đến đấy. Ban đầu có thể là tường rào, là móng nhà..., nếu như nghe ngóng thấy không có động tĩnh gì thì sẽ xây kiên cố lên, hoành tráng thêm.

Những con kênh trên đường Cát Linh, Nguyễn Chí Thanh... từng là con kênh nước xanh leo lẻo mà nay ngầu đục, nhơ nhớp vì rác và đủ loại xà bần thập cẩm đổ xuống, chiều ngang kênh bị thu hẹp một cách đáng kinh ngạc bởi sự đóng cọc, bó cừ, đổ đất san nền của các hộ dân ven kênh. Các hồ Linh Quang, Rẻ Quạt, Tai Trâu, Tứ Liên, Đầm Ấu…, do nằm trong các khu vực dân cư, cộng thêm với sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền nên hiện tượng lấn chiếm, đổ đất, phế thải xây

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT dựng, vứt rác xuống hồ… thường xuyên diễn ra. Kết cục là nguồn nước mặt ở các hồ này đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, lòng hồ bị bồi lắng và làm thu hẹp diện tích sử dụng. Điều này cũng gây mất mỹ quan, làm giảm khả năng điều hòa thoát nước, gây tình trạng úng ngập khu vực xung quanh hồ. Có thể nói, dường như chỉ có một số hồ như Hồ Gươm, hồ Thiền Quang, hồ Thủ Lệ... là không bị lấn chiếm vì có bốn mặt đều là đường phố. Còn những hồ lớn như Hồ Tây, từ năm 1987 đến nay đã bị “hao” diện tích tới 50ha, hồ Trúc Bạch bị mất gần 1/4 diện tích. Một số hồ như Ngọc Hà, Vạn Phúc, Hào Nam..., giờ chỉ còn nghe tiếng chứ thật ra đã xóa tên trong sổ bộ đời từ lâu. Chỉ trong vòng hơn 10 năm tính từ 1990 trở lại đây, theo thống kê của các cơ quan chức năng ở Hà Nội, đã có tới 21 hồ bị xóa sổ và hơn 150 ha diện tích mặt nước hồ bốc hơi. Dĩ nhiên không phải toàn bộ 100% số diện tích này là bị lấn chiếm, nhưng rõ ràng là có một phần đáng kể bởi mưu đồ lấn chiếm một cách vô tổ chức. Trước thực trạng đó để tránh hiện tượng, và chấm dứt việc lấn chiếm diện tích, trong đợt cải tạo môi trường hồ cơ quan thành phố đã quy hoạch, giải phóng tất cả các mặt bằng, nhà cửa lấn chiếm diện tích hồ, xây dựng bờ hồ có hàng rào chắn, hành lang trên hồ…

1.4.3 Quy hoạch hồ chƣa hợp lý

Hiện nay với tốc độ đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển kéo theo khoảng 65% diện tích sông, hồ bị lấp, số còn lại bị bê tông hoá quá mức khiến khả năng điều hoà của các hồ ở Hà Nội đang chết dần. Khi bê tông hoá cũng làm mất đi thực vật thuỷ sinh quanh hồ làm nhiệm vụ lọc chất thải, sinh cảnh cho một số động vật thuỷ sinh và mất đi một số nguồn gen quý của ao hồ Hà Nội. Nhận định về tình trạng bê tông hoá hồ, GS. TSKH Trần Hiếu Nhuệ. Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ Môi trường cũng nhận định: “Việc bê tông hoá quá mức vô hình chung đã hạn chế khả năng thẩm thấu nước”. Đưa ra bằng chứng cho nhận định của mình, G.S Nhuệ ví dụ về hàng loạt các cầu nhỏ khu vực Hoà Mục, Trung Hoà…. chỉ cần mưa to một chút là nước nghẽn lại. Ngoài ra một số hồ được cải tạo môi trường lòng hồ nhưng bờ hồ chưa được kè hay kè bờ một phần dẫn đến tình trạng sạt, trượt lở đất,

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT kéo theo cái cớ cho người dân đổ rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên một vấn đề nữa là quy hoạch hồ chưa đồng bộ, thống nhất, hồ cải tạo với mục đích gì như hồ cải tạo về khía cạnh môi trường, thoát nước, công viên, hay quy hoạch sử dụng đất. Vì thế để giải cứu các hồ, cơ quan chức năng thành phố cần có các biện pháp, kĩ thuật quy hoạch tổng thể một cách bền vững và hợp lý.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÔI PHỤC MÔI TRƢỜNG HỒ HÀ NỘI.

2.1 Nhu cầu cải tạo khôi phục môi trƣờng các hồ Hà Nội.

Trước tình trạng chất lượng môi trường hồ càng ngày càng suy thoái do đó nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc và ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau để cải tạo các hồ ở Hà Nội đáp ứng cả hai mục đích, điều hòa nước mưa, giảm thiểu úng ngập và cải tạo chất lượng môi trường hồ cần đưa hồ trở lại với đúng bản chất của nó. Giữ gìn, cải tạo, phát triển hồ là một việc làm hết sức cấp thiết. Các lãnh đạo thành phố, các ngành và các cơ quan quản lý đều rất quan tâm đến vai trò và hoạt động của các hồ, đều mong muốn các hồ của chúng ta trong sạch, đảm nhiệm được các chức năng của hồ trong hệ sinh thái đô thị và cảnh quan của Thủ đô. Các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp tích cực và đã thực thi như là tát cạn, nạo vét bùn và nuôi thả cá, ngăn chặn dòng nước thải ô nhiễm chảy vào hồ... Tuy nhiên, các biện pháp vẫn chưa được hoàn chỉnh, chưa có hệ thống và cơ sở khoa học vững chắc nên kết quả không đạt được sự mong muốn. Hầu hết các hồ đã được cải tạo hoặc chưa được cải tạo đều trong tình trạng bị suy thoái nhiều hoặc ít nhiều bị ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và tảo độc... Mọi người thường có quan điểm là việc cải tạo hồ cần bỏ ra nhiều tiền mà không thu về được đồng nào. Quan điểm này là sai lầm khi môi trường, cảnh quan của hồ được cải tạo, làm tăng giá trị thẩm mỹ và vật chất cho Hà Nội, tạo ra bản sắc cho đô thị, thì từ đó có thể kiếm tiền cho đô thị thông qua việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. TS. Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị&Phát triển Hạ tầng nêu thí dụ về hồ Tây Hồ ở Hàng Châu (Trung Quốc). Hồ này được chính quyền TP. Hàng Châu đầu tư tôn tạo từ những năm 50, tới nay đã được UNESCO công nhận là "cảnh quan văn hóa" và đã trở thành một danh thắng nổi tiếng, thu hút khách du lịch, danh tiếng lan rộng ra trong và ngoài nước. Theo các nhà môi trường và các kiến trúc sư, về mặt tôn tạo cảnh quan, trước mắt chỉ nên tập trung nguồn lực chủ yếu cho dự án Hồ Tây- Hà Nội, để trong khoảng dăm năm, hồ này trở thành địa chỉ du lịch trọng điểm hấp dẫn

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT mọi du khách trong và ngoài nước, đem lại nhiều lợi ích về các mặt môi trường, xã hội, kinh tế và chính trị.

Khi Đề án "Cải tạo môi trường các hồ nội thành Hà Nội" ra đời, thành phố đã phát động thực hiện chương trình lớn xã hội hoá cải tạo môi trường hồ nội thành Hà Nội, hàng chục doanh nghiệp đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng và trực tiếp thực hiện các biện pháp cải tạo môi trường hồ, tạo cảnh quan đô thị, cải tạo điều kiện sống cho người dân Thủ đô. Thực hiện Đề án trên, thành phố sẽ cải tạo, khôi phục tổng 112 hồ, trong đó khoảng 111 hồ nội thành và một hồ ở thị xã Sơn tây, được triển khai cải tạo theo ba giai đoạn đến năm 2015. Giai đoạn I được triển khai từ quý I/2010, hiện nay đã có 45 hồ đã và đang nhằm cải thiện điều kiện cảnh quan môi trường, tình trạng úng ngập, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 1.447.430 triệu đồng. Trong đó có rất nhiều hồ được cải tạo theo phương thức xã hội hóa kết hợp ủng hộ kinh phí. Ông Trần Đức Vũ, Phó Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư cho biết, trong giai đoạn I, các doanh nghiệp đã ủng hộ khoảng 200 tỷ đồng để cải tạo 23 hồ. Thực hiện giai đoạn II của đề án, thành phố vẫn tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đóng góp kinh phí. Việc các doanh nghiệp chung tay cùng thành phố để cải tạo các hồ là việc làm đáng quý và ông cũng đề nghị các doanh nghiệp cùng tính toán kỹ, để làm sao đầu tư cải tạo hồ nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của dân cư sống xung quanh. “Không thể để cải tạo một cái hồ, làm cho cảnh quan đẹp thêm nhưng lại phải di dời quá nhiều dân”. Thành phố cam kết sẽ cùng các doanh nghiệp cải tạo được nhiều nhất số hồ có thể cải tạo. Theo đó, có 3 hình thức tham gia: Một là đầu tư trực tiếp (doanh nghiệp tự bỏ tiền, tự đầu tư cải tạo và bàn giao lại cho thành phố để khai thác, sử dụng; hai là đầu tư gián tiếp (doanh nghiệp đóng góp tiền, UBND.TP giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư cải tạo hồ); ba là hỗ trợ (tặng tiền để thành phố cải tạo hồ). Thành phố sẽ tạo mọi kiện về chính sách đầu tư như: Miễn giảm tiền sử dụng đất (nếu khai thác kinh doanh dịch vụ từ dự án) theo quy định; Các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng do thành phố chịu trách nhiệm; Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu khai thác kinh doanh dịch vụ từ dự án); Được phép khai thác sử dụng các công trình đã đầu tư như mặt nước, hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT để phục vụ mục đích kinh doanh liên quan đến vấn đề quản lý hệ thống thoát nước; Được vay vốn tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của nhà nước..

Hiện nay, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường hồ nói riêng luôn là một vấn đề dân sinh bức xúc, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với cách làm trên, thành phố Hà Nội đã huy động được rất nhiều các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia vào một việc làm hết sức có ý nghĩa nhằm bảo vệ môi trường Thủ đô ngày càng xanh, sạch, đẹp. Thế nhưng làm sao để giữ mãi màu xanh trong của các hồ sau khi cải tạo trong khi nguồn nước thải của thành phố chưa qua xử lý vẫn xả vào hồ lại là một vấn đề không hề đơn giản. Vì thế để môi trường luôn bền vũng các cơ quan quản lý nhanh chóng bắt tay nghiên cứu, thực hiện để đưa ra các giải pháp tối ưu, đảm bảo nhất trong việc bảo vệ hồ.

Bảng 2-1: Tình hình cải tạo một số hồ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

TT Quận Số hồ đã Số hồ chƣa kè Số hồ có hệ thống xứ lý nƣớc thải Số hồ không cho nƣớc thải chảy vào hồ Số hồ công ty thoát nƣớc quản lý 1 Ba Đình 9 3 4 7 2 Hoàn Kiếm 1 1 1 3 Đống Đa 6 5 1 2 9 4 Hai Bà Trưng 6 1 2 6 5 Tây Hồ 1 19 1 1 6 Cầu Giấy 1 1 1 7 Thanh Xuân 3 5

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT TT Quận Số hồ đã Số hồ chƣa kè Số hồ có hệ thống xứ lý nƣớc thải Số hồ không cho nƣớc thải chảy vào hồ Số hồ công ty thoát nƣớc quản lý 8 Hoàng Mai 7 17 8 9 Long Biên 22 12 Tổng 35 75 2 9 45

Nguồn :Báo cáo diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010, học viên cao học : Nguyễn Thị Hưởng

2.2 Khái quát về chƣơng trình cải tạo phục hồi môi trƣờng hồ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội

Sông hồ vốn là tài sản quý của Thăng Long xưa cũng như Hà Nội nay. Chính hệ thống sông, hồ đã tạo cho Hà Nội có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Năm 2010, thủ đô Hà Nội tròn ngàn năm tuổi. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long không chỉ là sự kiện riêng của Hà Nội mà là niềm tự hào chung của cả dân tộc. Cả đất nước đang hướng về Hà Nội, chờ đợi thời khắc lịch sử thiêng liêng ngàn năm của Thủ đô. Hà Nội đã và đang làm tất cả những gì có thể để chào đón du khách trở lại kinh đô xưa, hoài niệm quá khứ vàng son để thêm tự hào và càng củng cố niềm tin vào vận hội mới của đất nước đang trên đà phát triển ngày nay. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng ở nhiều hồ, việc cải tạo các hồ như đã nói ở trên không chỉ nhằm mục đích thoát nước mà còn tạo cảnh quan đô thị cho Hà Nội. Khi đề án cải tạo hồ ra đời đồng thời để chào đón Thủ đô Hà Nội tròm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cơ quan lãnh đạo thành phố tiếp tục phát động, kêu gọi các doanh nghiêp, toàn thể cộng đồng cùng tham gia chương trình cải tạo khôi phục môi trường hồ. Việc tiến hành cải tạo môi trường các mặt hồ Hà Nội là việc cần thiết, bởi vì các mặt hồ trong sạch không chỉ làm lành mạnh môi trường sống cho người dân Hà Nội mà còn tô

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT thêm vẻ đẹp cho thủ đô ngàn năm văn hiến trong dịp lễ trọng đại này. Việc cải tạo hồ phải được áp dụng công nghệ tiên tiến, giữ được môi trường bền vững trong tương lai chứ không phải cải tạo sông hồ chỉ phục vụ trong dịp đại lễ này. Chính vì thế, ngày 20/1/2010, UBND thành phố Hà Nội đã họp với các sở, ngành và doanh nghiệp nhằm kêu gọi các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa thực hiện đề án cải tạo môi trường các hồ nội thành. Đây là những công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hồ các doanh nghiệp nhiệt tình hưởng ứng, trong đã có một số doanh nghiệp đăng ký cải tạo hồ theo hình thức B-T (xây dựng - chuyển giao) với tổng kinh phí 430 tỷ đồng, đặc biệt có những doanh nghiệp xin tặng luôn kinh phí cải tạo hồ cho thành phố.

Để giải quyết tồn tại trên, và cũng nhằm hướng tới đại lễ nghìn năm thăng long cơ quan thành phố sẽ lựa chọn 23 hồ để thực hiện đầu tư cải tạo. Đây là những hồ được đánh giá là bức xúc nhất về vệ sinh môi trường, nằm trong khu vực đô thị, có khả năng điều hòa thoát nước mưa, góp phần tạo cảnh quan khu vực và công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi để thực hiện đầu tư. Từ nay đến cuối năm 2015 thành phố tiếp tục cải tạo các hồ còn lại như hồ Đình làng Phú Gia (quận Tây Hồ); hồ Đầm Mực (huyện Thanh Trì); hồ Ao Cửa Làng và Ao cá Bác Hồ (quận Hoàng Mai); hồ Đầu Băng (quận Long Biên); hồ thôn Huỳnh Cung (huyện Thanh Trì); hồ Cửa chùa Nam Dư (quận Hoàng Mai); hồ Ao cá giống (quận Tây Hồ) và 7 hồ của huyện Từ Liêm như gồm cụm hồ Lò Gạch; hồ Đức Diễn (0,9ha) và hồ Đình Quán (0,4ha) tại xã Phú Diễn; hồ Chuối (0,6ha) tại xã Xuân Phương với các hạng mục chủ yếu: nạo vét, mở rộng lòng hồ, xây dựng hệ thống kè xung quanh hồ, trồng cây xanh, thi công đường dạo, hệ thống cấp nước, thoát nước và chiếu sáng.

Nhằm thiết thực hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Là một trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Công ty Cổ phần (CP) Vincom ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với Thủ đô. Công ty Vincom cũng mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc làm đẹp và cải tạo cảnh quan môi trường cho Hà Nội. Do vậy, khi thành phố có quyết định 691/QĐ-

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT UBND giao cho công ty cải tạo hồ Thạch bàn 1, trên địa bàn phường Thạch Bàn,

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” (Trang 25 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)