Nghiên cứu vấn đề trong việc quản lý hồ Hà Nội

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” (Trang 43 - 111)

5. Cấu trúc của đồ án

2.4 Nghiên cứu vấn đề trong việc quản lý hồ Hà Nội

2.4.1 Khung pháp lý hiện nay

Để quản lý và bảo vệ môi trường hồ một cách hợp lý và bền vững nên công tác bảo vệ hồ được thể hiện trên nhiều văn bản pháp luật như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ Đa dạng Sinh học, chương trình Nghị sự Thế kỉ 21 và nhiều quy định khác. Nhưng trực tiếp và sát nhất cho công tác bảo vệ hồ Hà Nội là hai điều khoản sau:

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

 Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường: “UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của ao, hồ, kênh, mương gây ô nhiễm, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mĩ quan thành phố”.

 Điều 17 Luật Tài nguyên Nước quy định về bảo vệ nước ở đô thị, khu dân cư tập trung nêu rõ: “UBND các cấp có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xử lý nước thải ở đô thị, khu dân cư tập trung trong phạm vi địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải vào nguồn nước”.

Tuy nhiên hệ thống văn bản dưới luật hướng dẫn việc quản lý hồ ở Hà Nội còn ít và chưa rõ ràng. Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2008 về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành thể hiện chủ trương phân cấp quản lý ao, hồ. Cụ thể thành phố quản lý hồ trong công viên (Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo, Yên Sở). Còn quận, huyện quản lý, duy trì các hồ còn lại theo địa giới hành chính. Riêng Hồ Tây được coi như trường hợp đặc biệt. UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND thành phố Hà Nội quy định có ban quản lý riêng quản lý Hồ Tây.

2.4.2 Công tác quản lý hồ ở Hà Nội

Với không gian xanh và mặt nước đáng kể, các hồ Hà Nội sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện điều kiện khí hậu và cân bằng thiên nhiên cho thành phố với quy mô dân số cũng như mật độ xây dựng ngày càng tăng. Hệ thống hồ đóng góp vào việc tạo dựng một khu vực cảnh quan phong phú, đa dạng, vừa có tính nhân tạo, vừa có tính tự nhiên hấp dẫn đối với dân cư đô thị, cũng như du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc sử dụng bền vững hồ đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, cũng như cách tiếp cận trong công tác quản lý, bảo vệ hồ.

Cùng với hệ thống thoát nước sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu, hệ thống ao hồ trong nội đô thành phố đã đóng góp một phần quan trọng trong việc điều hoà nước mưa và tạo cảnh quan, khí hậu cho khu vực. Theo tiến sĩ Lê Hoàng Lan, làm

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT việc tại Công ty Tư vấn và Truyền thông - Văn hóa - Giáo dục - Môi trường Pi (Pi C&E) cho biết hệ thống hồ ở Hà Nội là những hệ sinh thái thực hiện đồng thời nhiều chức năng khác nhau, cho nên công tác quản lý hồ đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban ngành nhằm đảm bảo khả năng quản lý tốt các chức năng đa mục tiêu của hồ.

Theo phiếu điều tra “Hiện trạng các hồ ở Hà Nội” tháng 6/2001 của Công ty Thoát nước Hà Nội, các hồ ở nội đô Hà Nội có rất nhiều đơn vị và cá nhân quản lý được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2-3: Hiện trạng quản lý các hồ ở Hà Nội

TT Tên hồ Cơ quan quản lý

1

Trúc Bạch

-Công ty Thoát nước Hà Nội -Công ty Đầu tư Khai thác Hồ Tây -UBND quận Ba Đình

2

Hồ Tây

-Công ty Đầu tư Khai thác Hồ Tây

-Ban Quản lý Dự án xây dựng Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây

-UBND quận Tây Hồ

3 Thủ Lệ -Công ty Thoát nước Hà Nội -Vườn thú Hà Nội

4 Giảng Võ -Công ty Thoát nước Hà Nội -Công ty Hà Thuỷ

5 Ngọc Khánh -Công ty Thoát nước Hà Nội -Công ty Hà Thuỷ

6 Thành Công -Công ty Thoát nước Hà Nội -Công ty Hà Thuỷ

7 Đống Đa -Công ty Hà Thuỷ

8 Giám -Công ty Thoát nước Hà Nội -Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội 9 Linh Quang -Công ty Thoát nước Hà Nội 10 Văn Chương -Công ty Thoát nước Hà Nội

-Công ty Hà Thuỷ

11 Ba Mẫu -Công ty Thoát nước Hà Nội -Công ty Công viên Thống Nhất

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

TT Tên hồ Cơ quan quản lí

12 Trung Tự -Công ty Thoát nước Hà Nội 13 Kim Liên -Công ty Thoát nước Hà Nội 14 Hoàn Kiếm -Công ty Thoát nước Hà Nội

-UBND quận Hoàn Kiếm 15 Hai Bà Trưng -Công ty Thoát nước Hà Nội 16 Thanh Nhàn -Công ty Thoát nước Hà Nội

-Công ty Thương mại và Đầu tư Phát triển Hà Nội 17 Thiền Quang -Công ty Thoát nước Hà Nội

-Công ty Hà Thuỷ

18 Bảy Mẫu -Công ty Thoát nước Hà Nội

-Công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất

-Công ty Hà Thuỷ

19 Giáp Bát -Công ty Thoát nước Hà Nội 20 Yên Sở -Công ty Thoát nước Hà Nội 21 Định Công -Hợp tác xã Định Công 22 Linh Đàm -Hợp tác xã Định Công

23 Hố Mẻ -Hộ Cựu Chiến binh phường Khương Thượng 24 Nghĩa Tân -Hợp tác xã NN và Dịch vụ Thương mại Dịch

Vọng

Nguồn: Sở Giao thông Công chính Hà Nội, 12/2001- trong Hoàng Văn

Thắng và nnk, 2002.

Từ bảng thống kê ta nhận thấy do có nhiều đơn vị và tính đa ngành trong công tác quản lý, việc phân bổ chức năng nhiệm vụ và trách nhiêm giữa các bên có liên quan chưa được rõ ràng dẫn tới sự chồng chéo khó khăn trong công tác quản lý hồ. Cụ thể trong nhiều trường hợp, cùng một hồ nhưng nhiều thành phần quản lý hoặc khai thác cùng tham gia. Đặc biệt ở những hồ thuộc quản lý của các hợp tác xã và các uỷ ban nhân dân phường như hồ Văn Chương, Linh Quang, Bảy Mẫu, đầm Định Công,... do sự quản lý thiếu chặt chẽ và không kiên quyết nên diện tích các hồ

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT ngày càng bị thu hẹp do dân lấp hồ làm nhà và các công trình phụ trợ, mặt hồ bị các loại rau bèo, rác thải... phủ đầy gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường xung quanh.

Có thể mô phỏng hệ thống quản lý hồ Hà Nội trong hình sau đây:

Hình 2-3: Mô hình quản lý hồ

Nguồn: Sách hỗ trợ cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường hồ Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu môi trường & cộng đồng Hà Nội 2010.

Theo mô hình trên đây cho thấy về mặt hành chính hồ được quản lý chặt chẽ. Về quản lý từ trên xuống, có cả một hệ thống thể chế bao gồm các luật và ở mỗi thang bậc quản lý đều có phân nhiệm vụ rõ ràng. Ở cấp UBND.TP, các sở có liên quan: Sở Tài nguyên Môi trường liên quan tới quản lý môi trường hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý nuôi truồng thủy sản, Sở Xây dựng về cấp thoát nước xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Sở Kiến trúc quy hoạch về xây dựng, phương tiện thủy và kiến trúc, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch về các hoạt động văn hóa thể du lịch thể thao. Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì thực hiện đề án cải tạo

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT môi trường hồ nội thành và công ty thoát nước Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý duy trì vận hành hệ thống thoát nước Hà Nội và xử lý nước thải, bao gồm quản lý mực nước của các hồ điều hòa. Ngoài ra có những hồ có di tích lịch sử thì lại do các cơ quan quản lý di tích đảm nhiệm. Các sở ban ngành này giúp cho UBND TP ra các quyết định khác nhau về hồ.

Ở cấp địa phương, cấp quận sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận các quyết định của thành phố và chỉ đạo việc thực hiện các quyết định đó. Những cơ quan thực hiện cụ thể tại hồ là cấp quản lý ở phường, các công ty vệ sinh môi trường, các công ty cây xanh, các công ty xây dựng kè hồ, các cơ quan nghiên cứu làm sạch hồ, các đội trật tự giao thông công cộng. Ở cấp phường, các bộ phận trực tiếp liên quan đến quản lý hồ là các phòng môi trường hoặc công an phường chịu trách nhiệm bảo vệ trị an và trật tự quanh hồ. Mặc dù có những sự phân cấp, phân nhiệm khá đầy đủ như vậy, trong thực tế việc quản lý hồ chưa chặt chẽ, thiết sót nên trạng nhiều ao, hồ vẫn bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt, bị phú dưỡng, nước hồ đục đen và thiếu oxi dẫn tới hiện trạng cá chết ở nhiều nơi. Trong những năm gần đây báo chí cũng đầy ắp những bức xúc về việc hồ bị lấn chiếm, bị bức tử, bị ô nhiễm… Có thể thấy cơ chế quản lý hồ và các biện pháp cải tạo làm sạch hồ thực sự chưa hiệu quả.

2.4.3 Những bất cập và tồn tại của hệ thống quản lý hồ hiện nay

Hệ thống quản lý mô tả trên đây là điển hình của cách quản lý từ trên xuống và coi kiểm soát xử phạt là biện pháp chủ yếu. Hệ thống này có một thuận lợi lớn là chức năng nhiệm vụ của các bên rất rõ ràng, các cấp đều biết mình phải làm gì, ở khâu nào, và chịu trách nhiệm như thế nào. Hệ thống này cũng cho phép sự nhất quán thông suốt từ trên xuống dưới và có thể triển khai diện rộng nhanh chóng theo pháp lệnh. Nó cũng cho phép huy động các cơ quan từ trên xuống dưới tham gia rầm rộ khi có các hoạt động cụ thể cho một mục tiêu nhất định hoặc công tác truyền thông, ví dụ như nhân ngày Bảo vệ Môi trường thế giới thì tổng vệ sinh các hồ. Tuy nhiên hệ thống không những chưa thực hiện hết khả năng của nó mà còn bộc lộ những bất cập, tồn tại như sau:

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

2.4.3.1 Những bất cập về chức năng của hồ

Các hồ hà nội có chức năng chính là điều hòa nước mưa, thoát nước, chức năng môi trường, và chức năng cảnh quan phục vụ giải trí cho cộng đồng. Tuy nhiên nhiều hồ ở Hà Nội do trước đây có chức năng khai thác kinh tế nên hiện nay vẫn có hồ vẫn tiếp tục được nuôi cá hoặc trồng rau. Thực ra giá trị kinh tế về việc nuôi cá ở hồ không có được ý nghĩa như trước đây, việc nuôi cá quang cảnh ở hồ có thể làm nước hồ dễ bị phú dưỡng nặng do thức ăn đổ xuống nuôi cá. Khi khí hậu thất thường, cá chết gây nhiều ô nhiễm và rất phản cảm. Việc cho phép các hoạt động kinh doanh trên hồ và quanh hồ tạo ra những rủi ro lớn nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt. Hồ còn có chức năng chủ yếu tiếp nhận nước mưa của khu vực hoặc một phần nước thải đã qua xử lý, nhưng hiện nay nước thải của các khu công nghiệp lớn, nhỏ, nhà hàng và khách sạn đều xả trực tiếp vào làm ô nhiễm nước hồ. Vì vậy cần xác định rõ ràng và đồng thuận về chức năng chính của hồ Hà Nội để có thể có các phương án bảo vệ hệ sinh thái của hồ.

2.4.3.2 Những bất cập về quản lý hồ

Hiện nay mỗi hồ thường có hai, ba đơn vị quản lý như các công ty cấp thoát nước quản lý nước hồ và lòng hồ, các công ty môi trường đô thị thì chịu trách nhiệm về vệ sinh xung quanh hồ. Các công ty này gần như làm công tác trong tư thế hết sức bị động, vì hoàn toàn lệ thuộc vào ý thức của người dân và cộng đồng xung quanh. Nếu nơi nào người dân có ý thức gìn giữ bảo vệ hồ, không xả rác thải ra thì công việc của các công ty trên đỡ vất vả. Nếu nơi nào ý thức của người dân không cao, dù có nỗ lực bao nhiêu cũng không thể theo kịp giải quyết ô nhiễm, tốn kém cả về tiền của và nhân lực, và tạo nhiều bức xúc. Những thiệt thòi nhất lại cũng chính là những người dân và cộng đồng sống quanh hồ. Đối với nhiều người dân, tuy có ý thức về bảo vệ môi trường nhưng cách làm không triệt để, sẵn sàng vứt rác một cách vô ý thức. Rõ ràng ý thức, vai trò, và hành vi của người dân và cộng đồng xung quanh đối với hồ sẽ mang vai trò quyết định cho sự thành công trong công tác quản

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT lý bảo vệ hồ và giúp nâng cao hiệu quả của các dự án công trình như kè bờ hoặc cải tạo hồ.

Bên cạnh đó, sự phức tạp trong công tác quản lý hồ dẫn đến tình trạng không thống nhất, trái ngược nhau trong công tác quản lý và khai thác hồ. Do vậy hồ không phát huy được hết chức năng cho vùng. Các số liệu điều tra, nghiên cứu về hồ Hà Nội không đồng nhất. Đặc biệt là các số liệu về diện tích các hồ và chiều dài các sông, kênh mương dẫn đến những khó khăn trong quản lý và bảo tồn. Mặt khác, do áp lực dân số đô thị cao, do nhận thức của cộng đồng không đồng đều, do buông thải, phế thải xuống lòng hồ đã ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đã chồng chéo và phức tạp. Ngoài ra còn những vấn đề khác như:

- Chưa có quy hoạch cũng như bộ máy thống nhất quản lý việc sử dụng bền vững các hồ ở Hà Nội.

- Việc cưỡng chế thi hành các văn bản pháp quy, quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được thường xuyên và triệt để.

- Lợi ích quản lý và khai thác hồ của các đơn vị khác nhau.

- Do phối hợp chưa đồng bộ giữa công ty thoát nước và các chủ quản lý, có chủ hồ tạo điều kiện cho công ty nhưng cũng có chủ hồ chưa phối hợp.

- Hầu hết các hồ chưa có hệ thống thu gom tách nước thải không cho chảy vào hồ nên gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

- Một số hồ đang được cải tạo, xây dựng thì tốc độ thi công còn rất chậm.

- Hiện tượng một hồ có nhiều chủ quản lý gây khó khăn cho công tác thoát nước. Hiện ở Hà Nội chưa có hệ thống quan trắc chất lượng nước hồ nên chưa đánh giá được hết mức độ ô nhiễm của các hồ.

Tóm lại, cần phải bảo vệ các giá trị của hồ ao ở Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung vì thế hệ hôm nay và cả mai sau. Việc trước tiên là điều tra nghiên cứu, đánh giá, hiểu rõ bản chất các nguyên nhân gây ô nhiễm hồ và đặc trưng của từng hồ như tình trạng dinh dưỡng, phân bố nitơ và phốt pho theo mùa, nhiệt độ và oxi theo thời gian, và chế độ thủy văn của hồ. Từ các nguyên nhân sẽ đề xuất các

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT giải pháp thích hợp. Đặc biệt, trong việc quản lý, nuôi dưỡng, bảo vệ, tô điểm cho hồ thì việc quan tâm đến vòng xung quanh bảo vệ hồ từ 5-10 m là giải pháp rất hữu hiệu. Chính quyền địa phương đóng vai trò trọng tâm trong công tác quản lý hồ, theo cơ chế phối hợp, đồng hợp tác với các cấp chính quyền trung ương và cộng đồng. Để chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt công tác quản lý hồ, cần xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý và chú trọng tới việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” (Trang 43 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)