Chọn hồ đại diện cho nhóm hồ nội đô

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” (Trang 52 - 111)

5. Cấu trúc của đồ án

3.2 Chọn hồ đại diện cho nhóm hồ nội đô

Khu vực nội đô Hà Nội có rất nhiều hồ, nhưng do sự phát triển không ngừng của đô thị đã gây áp lực về vấn đề môi trường lên hệ thống hồ nội đô. Để có cái nhìn tổng quan về môi trường hồ, do đó hồ Văn Chương được lựa chọn là hồ đại diện cho các hồ nội đô cần được nghiên cứu nằm ở trong khu vực dân cư, nhưng sau một thời gian cải tạo hồ đang là nỗi bức xúc của cơ quan quản lý và người dân sống xung quanh hồ. Từ thực trạng hồ hiện nay để xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề về

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT môi trường, và đưa ra được các giải pháp để khôi phục môi trường hồ và đảm bảo bền vững trong tương lai.

3.2.1 Hiện trạng hồ văn chƣơng

Hình 3-1: Bản đồ vị trí hồ Văn Chương, quận Đống Đa - Hà Nội.

Nguồn: Google Maps

Hồ Văn Chương trước kia có tên gọi là hồ Huy Văn, với diện tích rộng khoảng 1,28 ha, chiều dài 160 m, chiều rộng 80 m, độ sâu mặt nước cao nhất khoảng 7m, chỗ nông nhất 3m. Hồ nằm trên địa bàn của 3 phường: Văn Chương, Thổ Quan và Hàng Bột thuộc quận Đống Đa. Vốn nổi tiếng là một trong những “lá phổi xanh” của quận Đống Đa. Trước kia, hồ rất rộng, nước trong vắt, xung quanh bờ có hàng cây bóng mát. Với diện tích tương đối nhỏ nên chỉ có chức năng tạo cảnh quan cho khu vực, chức năng điều hòa, thoát nước cho khu vực còn hạn chế. Tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xung quanh đổ đất lấn chiếm, xây dựng nhà ở, công trình phụ, điểm kinh doanh phế liệu, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm… khiến mặt hồ ngày càng bị co hẹp. Phế thải, nước thải, các chất cặn bã trong sinh hoạt, chăn nuôi, kinh doanh của các hộ dân quanh bờ được xả xuống khiến hồ

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Văn Chương ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nước hồ đen đặc, quanh bờ ngập ngụa rác, ruồi muỗi nhiều vô kể và thường xuyên bốc mùi hôi tanh rất khó chịu. Sau khi được cơ quan chính quan tâm và và quận, tháng 4/2006 hồ được đưa vào cải tạo, với tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là 75 tỷ đồng, trong đó kinh phí GPMB là 64 tỷ đồng. Dự kiến công trình này sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 1/2007. Sau bao nhiêu năm ì trệ do vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng cho người dân xung quanh, thì năm 2010 hồ cũng hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức. Từ thực trạng có thể đánh giá những thành công đạt được và các vấn đề còn tồn tại của hồ sau khi cải tạo:

 Những thành công: Hồ sau cải tạo thì hiện nay cảnh quan hồ được cải thiện rõ rệt với đường dạo, hành lang, dãy cây xanh, có hệ thống thu gom nước mưa xung quanh hồ, hằng ngày có đông người đến tập thể dục, nghỉ ngơi…Trong đó diện tích mặt hồ sau khi cải tạo là 12.800m2, các hạng mục chính của dự án gồm kè mái nghiêng bằng đá hộc lỗ rỗng dài 500m (hình 3.4), chiều rộng bờ là 1,5m, xây dựng 3.721m2 đường dạo xung quanh hồ và đường dẫn từ phố Tôn Đức Thắng vào hồ, xây dựng 3.550m2 hè, lắp đặt 759m cống thoát nước, trồng 149 cây xanh, thảm cỏ với diện tích 420m2. Từ khi bờ hồ được kè bê và có hàng rào sắt chắn cao 60cm nên hiện tượng đổ rác thải ven bờ hồ cũng hạn chế.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

Hình 3-2: Mặt bằng tổng thể hồ Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

Mặt cắt B-B

 Những tồn tại: Dự án đã đi vào sử dụng gần được 2 năm. Nhưng một thực tế buồn là "lá phổi xanh" này hiện nay đang bị lơi lỏng trong quản lý. Vì hồ nằm sát khu dân cư nên không gian hành lang quanh hồ bị nhiều hộ dân chiếm dụng để kinh doanh, phục vụ lợi ích cho cá nhân, khuôn viên hồ thành quán nhậu, quán cafe, bãi để xe của các nhà hàng… gây mất mỹ quan cho hồ. Không những thế hiện nay chất lượng nước có xu hướng suy giảm, hiện nay nước hồ có màu xanh ngắt do sự phát triển quá mức của tảo, nguyên nhân là hồ thường xuyên tiếp nhận nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, tẩy rửa… chảy vào hồ làm sự phát triển quá mức của tảo độc, ngoài ra còn do một số người dân thiếu ý thức vẫn vứt rác xuống hồ dẫn tói sự suy giảm chất lượng nước hồ. Ngày 24/4/2012 thì mặt hồ không khác gì cái ao bèo, hơn một nửa diện tích mặt hồ là bèo tây trôi nổi cùng rác thải. Được biết bèo được do người dân thả để ăn tảo, giảm ô nhiễm nhưng do sự phát triển quá mức và không có biện pháp thu dọn hợp lý nên càng tăng sự ô nhiễm cho nước hồ, bốc mùi hôi thối nhất là vào mùa hè. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng ô nhiễm của hồ do hồ nằm trên địa bàn của 3 phường nên việc phân cấp phường quản lý hồ chưa rõ ràng. Theo lời của những người dân xung quanh sau khi hồ cải tạo được một thời do không có sự quản lý của phường, hay giao trách nhiệm cho một bộ phận quản lý nên tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng, ai đi ngang qua cũng không chịu được mùi hôi thối bốc lên từ hồ. Đứng trước thực trạng đó hiện nay hồ cũng là một trong các hồ Hà Nội bức xúc, đáng báo động sau khi được cải tạo.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

 Mục tiêu: Để khắc phục những vấn đề tồn tại hiện nay, cơ quan quản lý chính quyền và địa phương cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp kĩ thuật kết hợp đồng thời với giải pháp quản lý, giải pháp trước mắt xây dựng tách hệ thống thoát nước thải vào hồ, và tuyên truyền nâng cao ý thức người dân nhằm khôi phục môi trường hồ hiện nay, và duy trì, bảo vệ hồ bền vững trong tương lai.

Hình 3-3: Bèo phủ kín mặt hồ Văn Chương, quận Đống Đa ngày 24/4/2012

Nguồn: http://vietnamnet.vn.

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

Hình 3-4: Tình trạng môi trường hiện nay tại hồ Văn Chương, quận Đống Đa

Nguồn: Khảo sát thực địa hồ chiều ngày11/10/2012

3.2.2 Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc hồ Văn Chƣơng

 Lựa chọn các chỉ tiêu cần phân tích.

Lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu như: Nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD5, TDS, tổng N, tổng P, độ dẫn điện, độ muối được tiến hành tại phòng thí nghiệm. Đồng thơì quan sát tại hiện trường các thông tin về thời tiết, cảm quan về chất lượng nước hồ như màu, mùi, thực vật thủy sinh và tham khảo ý kiến của người dân xung quanh hồ. Đây là những thông số đặc trưng cho chất lượng nước mặt, từ đó để có cái nhìn tổng quan về chất lượng nước hồ so với các giá trị quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

 Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu kết quả đo đạc và phân tích 10 thông số đại diện cho chất lượng mẫu nước của hồ và được tổng hợp lại trong các bảng kết quả phân tích, kèm theo là mô tả điều kiện thời tiết thời điểm lấy mẫu và nhận xét kết quả. Kết quả phân tích được đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008 cột B1 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt áp dụng đối với nguồn nước có mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tượng tự

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT hoặc thấp hơn. Việc đối chiếu này cho phép đánh giá chất lượng nước hồ là đạt hay không đạt với tiêu chuẩn hiện hành.

 Mẫu được lấy có đặc điểm:

- Ngày lấy mẫu: buổi chiều ngày 6/11/2012 - Điều kiện thời tiết: trời râm mát, gió nhẹ.

- Hiện trạng quanh hồ: Hồ nằm sát trong khu vực dân cư, giáp với 3 phường, phía bên Thổ Quan và Hàng bột có nhiều cống xả. Xung quanh hồ có nhiều nhà hàng, quán xá, hành lang một số vị trí thì lấn chiếm để phục vụ cho lợi ích cá nhân.

- Vị trí lấy mẫu: Mẫu được lấy phía bên bờ giáp phường Văn Chương, không có cống xả, cách bờ 3m, sâu 25cm.

Bảng 3-1: Số liệu quan trắc chất lượng nước hồ Văn Chương

STT Thông số Đơn vị Mẫu

QVVN 08:2008(B1) 1 pH 7,56 5,5 - 9 2 Nhiệt độ 0oC 26 - 3 DO mg/l 2 ≥ 4 4 TDS mg/l 260 - 5 COD mg/l 97 30 6 BOD5 mg/l 34 15 7 N tổng mg/l 2,59 - 8 P tổng mg/l 1,77 - 9 Độ dẫn điện Ms/cm 536 - 10 Độ muối ‰ 0,3 <0,5

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

 Kết quả nghiên cứu

Từ bảng số liệu phân tích:

- Thông số pH: Độ pH của nước đặc trưng cho độ axit hay độ kiềm của nước. Môi trường nước tự nhiên có pH nằm trong khoảng 6.5 – 8.5. Nếu pH nằm ngoài khoảng trên đều ảnh hưởng có hại tới động vật thủy sinh. Với pH hiện nay của hồ nằm trong tiêu chuẩn cho phép nên không ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong hồ.

- Thông số DO: Oxi hòa tan là thông số quan trọng ảnh hưởng đến sự hô hấp, quang hợp của các vi sinh vật trong hồ, là yếu tố quyết định quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm trong nước. Nước hồ có DO thấp hơn so quy chuẩn. Nguyên nhân của sự tiêu hao là do quá trình phân hủy chất hữu cơ, sự hô hấp của thủy sinh vật. Ngoài ra hồ chủ yếu ô nhiễm tảo nên bề mặt hồ bao phủ bởi tạo hạn chế lượng oxi thâm nhập vào nước hồ... Nên khi DO thấp sẽ làm giảm hoạt động của các loài sinh vật trong nước hoặc có thể chết.

- Thông số COD: Nhu cầu oxy hóa hóa học là lượng chất oxy hóa cần thiết để oxy hóa hóa học bao gồm cả vô cơ và hữu cơ trong nước. Nhận thấy COD trong nước hồ khá cao, vượt quá gấp 3 lần so với quy chuẩn, điều đó dẫn đến tiêu hao lớn lượng oxi trong nước làm suy giảm chất lượng nước hồ.

- Thông số BOD5: Là lượng oxi cần thiết để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ chịu sự phân hủy sinh học trong điều kiện hiếu khí. Theo phân tích ước hồ có BOD5 cũng nằm ngoài và gấp đôi so với quy chuẩn, chứng tỏ hàm lượng chất hữu cơ trong nước lớn nguyên nhân chính do hồ thường xuyên tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt. Với hàm lượng BOD5 vượt quá giới hạn cho phép như vậy ta có thể thấy sự có mặt của vi sinh vật ở mức rất cao ví dụ như E.coli.

- Thông số P tổng, N tổng: Là thông số thiết yếu trong việc sinh trưởng và phát triển của thực vật. N tổng và P tổng là hai chỉ số quan trọng quyết định việc tảo có phát triển qua mức giới hạn hay không. Hiện nay hầu hết các hồ trong nội thành Hà Nội đều bị phú dưỡng, sau khi phân tích chất lượng nước hồ Văn Chương thì hồ có hàm lượng dinh dưỡng N, P cao tạo điều kiện cho các nhóm thủy sinh vật phát triển mạnh, đặc biệt là sự nở rộ nhóm thực vật nổi như một số loài tảo độc. Trong quá

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT trình phát triển chúng có sản sinh ra những độc tố gây hại cho môi trường nước. Sau thời kỳ nở rộ lượng lớn tảo bị chết hàng loạt gây mùi khó chịu, chiếm diện tích mặt nước hồ hay chìm xuồng đáy hồ, làm giảm lượng oxi, làm chết cá và một số loài thuỷ sinh vật khác. Nguyên nhân gây ra sự phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi trường hồ.

- Thông số độ mặn: Là tổng hàm lượng muối trong nước, có thể coi độ mặn là tổng nồng độ của các ion Na, Ka, Ca, Mg, Cl, SO4, HCO3. Vì các ion này chúng chiếm 95% tổng số ion hòa tan trong nước. Nhận thấy độ mặn trong nước thấp hơn tiêu chuẩn nên không ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước hồ.

 Nhận xét: Nhìn chung chất lượng hồ đang trong mức độ ô nhiễm nhẹ chủ yếu ô nhiễm hữu cơ do nước thải sinh hoạt, không gian cảnh quan hồ đang bị lấn chiếm để phục vụ cho lợi ích riêng. Nên để khắc phục tình trạng này, cơ quan chức năng cần có giải pháp thích hợp nhằm cải thiện chất lượng nước, cảnh quan môi trường hiện nay và đảm bảo môi trường hồ bền vững trong tương lai.

3.2.3 Giải pháp cho hồ Văn Chƣơng

3.2.3.1 Giải pháp kỹ thuật

a. Cải tạo, tổ chức thoát nước thải và nước mưa đợt đầu

Tình trạng môi trường hồ hiện nay chủ yếu vấn đề suy giảm chất lượng nước. Do hồ có vị trí nằm sát khu dân cư, rất nhiều nhà hàng, quán cafe nên hầu như nước thải sinh hoạt đều được xả trực tiếp vào hồ. Đặc biệt bên phía khu phường Hàng Bột, Thổ Quan có nhiều cống xả. Trước tiên cơ quan chức năng thành phố cần quy hoạch lại hệ thống thu gom nước thải tập trung của các hộ gia đình, hệ thống cống bao thu gom và tách nước thải không cho xả trực tiếp vào hồ rồi dẫn đến trạm xử lý của thành phố. Hiện nay ví dụ tại hồ Hào Nam (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) đã xây bịt kín tất cả các ống nước thải ngăn chặn việc xả thải vào hồ. Mặc dù thành phố đã xây hệ thống thoát nước thải của khu dân cư nhưng do đã xuống cấp nên nước thải vẫn chảy vào hồ. Vì hồ chủ yếu có chức năng điều hòa tiêu thoát nước

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT mưa và tạo cảnh quan nên việc đổ nước thải cần được hạn chế đến mức tối đa. Vì khi xả vào hồ, các loại nước thải đô thị sẽ gây lắng cặn, ô nhiễm hữu cơ làm thiếu hụt oxi, gây phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước. Nhận thấy tại hồ Bảy mẫu sau khi cải tạo tốt nhưng do không tách, thu gom nước thải nên tính trạng tái ô nhiễm trở lại. Vì vậy các loại nước thải này cần được tách khỏi hồ hoặc phải được xử lý đáp ứng yêu cầu vệ sinh mới được xả vào hồ.

Theo khảo sát thì hiện nay hệ thống cống thu gom nước mưa xung quanh hồ bị sụt lở, xuống cấp nghiêm trọng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống dẫn nước xung quanh hồ và cảnh quan. Cần cải tạo, nâng cấp, nghiên cứu lại độ cao của cống sao cho thoát nước vào hồ là lớn nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước đi vào hồ không bị ô nhiễm. Cần phải kiểm soát nguồn rác xung quanh hồ, thiết kế song chắn rác để không gây ra hiện tượng tắc cống thoát nước và ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ. Tuy nhiên cần chú ý tách nước mưa đợt đầu và nước thải ra khỏi hồ. Nước mưa đợt đầu từ các khu dân cư, đô thị và khu công nghiệp cuốn trôi các chất bẩn trên bề mặt và khi chảy vào hồ sẽ gây nhiễm bẩn thuỷ vực.

Hình 3-5: Sơ đồ tuyến cống tách nước thải và nước mưa đợt đầu

1. Đập tràn tách nước thải và nước mưa đợt đầu; 2. Tuyến cống bao tách nước thải về trạm xử lý hay mương thoát nước; 3. Phai chắn điều chỉnh mực nước

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Theo sơ đồ trên, bộ phận công trình chính để tách nước thải và nước mưa đợt đầu ra khỏi hồ là đập tràn tách nước (bộ phận số 1). Về mùa khô cũng như khi mưa

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” (Trang 52 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)