5. Cấu trúc của đồ án
2.4.3.2 Những bất cập về quản lý hồ
Hiện nay mỗi hồ thường có hai, ba đơn vị quản lý như các công ty cấp thoát nước quản lý nước hồ và lòng hồ, các công ty môi trường đô thị thì chịu trách nhiệm về vệ sinh xung quanh hồ. Các công ty này gần như làm công tác trong tư thế hết sức bị động, vì hoàn toàn lệ thuộc vào ý thức của người dân và cộng đồng xung quanh. Nếu nơi nào người dân có ý thức gìn giữ bảo vệ hồ, không xả rác thải ra thì công việc của các công ty trên đỡ vất vả. Nếu nơi nào ý thức của người dân không cao, dù có nỗ lực bao nhiêu cũng không thể theo kịp giải quyết ô nhiễm, tốn kém cả về tiền của và nhân lực, và tạo nhiều bức xúc. Những thiệt thòi nhất lại cũng chính là những người dân và cộng đồng sống quanh hồ. Đối với nhiều người dân, tuy có ý thức về bảo vệ môi trường nhưng cách làm không triệt để, sẵn sàng vứt rác một cách vô ý thức. Rõ ràng ý thức, vai trò, và hành vi của người dân và cộng đồng xung quanh đối với hồ sẽ mang vai trò quyết định cho sự thành công trong công tác quản
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT lý bảo vệ hồ và giúp nâng cao hiệu quả của các dự án công trình như kè bờ hoặc cải tạo hồ.
Bên cạnh đó, sự phức tạp trong công tác quản lý hồ dẫn đến tình trạng không thống nhất, trái ngược nhau trong công tác quản lý và khai thác hồ. Do vậy hồ không phát huy được hết chức năng cho vùng. Các số liệu điều tra, nghiên cứu về hồ Hà Nội không đồng nhất. Đặc biệt là các số liệu về diện tích các hồ và chiều dài các sông, kênh mương dẫn đến những khó khăn trong quản lý và bảo tồn. Mặt khác, do áp lực dân số đô thị cao, do nhận thức của cộng đồng không đồng đều, do buông thải, phế thải xuống lòng hồ đã ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đã chồng chéo và phức tạp. Ngoài ra còn những vấn đề khác như:
- Chưa có quy hoạch cũng như bộ máy thống nhất quản lý việc sử dụng bền vững các hồ ở Hà Nội.
- Việc cưỡng chế thi hành các văn bản pháp quy, quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được thường xuyên và triệt để.
- Lợi ích quản lý và khai thác hồ của các đơn vị khác nhau.
- Do phối hợp chưa đồng bộ giữa công ty thoát nước và các chủ quản lý, có chủ hồ tạo điều kiện cho công ty nhưng cũng có chủ hồ chưa phối hợp.
- Hầu hết các hồ chưa có hệ thống thu gom tách nước thải không cho chảy vào hồ nên gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
- Một số hồ đang được cải tạo, xây dựng thì tốc độ thi công còn rất chậm.
- Hiện tượng một hồ có nhiều chủ quản lý gây khó khăn cho công tác thoát nước. Hiện ở Hà Nội chưa có hệ thống quan trắc chất lượng nước hồ nên chưa đánh giá được hết mức độ ô nhiễm của các hồ.
Tóm lại, cần phải bảo vệ các giá trị của hồ ao ở Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung vì thế hệ hôm nay và cả mai sau. Việc trước tiên là điều tra nghiên cứu, đánh giá, hiểu rõ bản chất các nguyên nhân gây ô nhiễm hồ và đặc trưng của từng hồ như tình trạng dinh dưỡng, phân bố nitơ và phốt pho theo mùa, nhiệt độ và oxi theo thời gian, và chế độ thủy văn của hồ. Từ các nguyên nhân sẽ đề xuất các
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT giải pháp thích hợp. Đặc biệt, trong việc quản lý, nuôi dưỡng, bảo vệ, tô điểm cho hồ thì việc quan tâm đến vòng xung quanh bảo vệ hồ từ 5-10 m là giải pháp rất hữu hiệu. Chính quyền địa phương đóng vai trò trọng tâm trong công tác quản lý hồ, theo cơ chế phối hợp, đồng hợp tác với các cấp chính quyền trung ương và cộng đồng. Để chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt công tác quản lý hồ, cần xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý và chú trọng tới việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tại địa phương. Việc quản lý chỉ có thể thực sự thành công và bền vững nếu chính quyền biết dựa vào cộng đồng, tôn trọng, và huy động sự tham gia của người dân trong công tác quản lý hồ. Vấn đề ở đây không chỉ đơn thuần là quản lý hồ mà là giữ và nâng hồ thành những thương hiệu điểm đến đối với người dân thành phố từng ngày và đối với du khách đến với những thương hiệu hồ trong lòng Hà Nội.
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC MÔI TRƢỜNG MỘT SỐ HỒ HÀ NỘI