Chặng đường hành quân nhọc nhằn, gian khổ, cả đoàn quân bị chìm lấp trong sương rừng, mây núi dày đặc:

Một phần của tài liệu Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Trang 33 - 35)

chìm lấp trong sương rừng, mây núi dày đặc:

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

- Người lính không chỉ mệt mỏi vì bị vùi lấp trong sương mù dày dặc mà còn phải trải qua bao dốc núi dữ dội, hiểm trở, heo hút

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".

- Thời gian miền Tây luôn là nỗi đe dọa khủng khiếp với con người:

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người".

- Có không ít người lính phải chịu gian khổ, mất mát, hi sinh, nhưng

qua cái nhìn lãnh mạn, hình ảnh người lính hiện lên thật đẹp: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời

- Cuối đoạn thơ, xua đi tất cả nỗi ám ảnh về những ngày hành quân gian khổ, ta lại thấy tâm hồn người lính chan chứa bao xúc cảm khi được sưởi ấm trong cuộc sống vui vầy, đầm ấm tình cảm quân dân.

"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".

b. Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn (khổ 2)

- Đêm liên hoan văn nghệ

- Giã từ đêm liên hoan văn nghệ, giã từ những phút giây êm đềm thắm tình quân dân cá nước, đoàn quân Tây Tiến lại lên đường, lặng lẽ hành quân trong chiều sương ấy. Lòng người đi trào dâng nỗi niềm nhớ thương "nhớ hồn lau nẻo bến bờ", "nhớ dáng người trên độc mộc", nhớ dòng nước lũ hoa đong đưa. Thiên nhiên thi vị, thơ mộng thấm vào hồn người hay hồn người nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên đất nước? Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, mộng mơ của người lính.

c. Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng (khổ 3)

- Chân dung kiêu hùng - Tâm hồn mộng mơ - Lí tưởng cao đẹp

- Sự hi sinh anh dũng, mang đậm cảm hứng sử thi.

3. Đánh giá

- Vẻ đẹp chung của người lính Cụ Hồ: Sống có lí tưởng, tự nguyện hi sinh cho Tổ quốc, tràn đầy khí phách anh hùng, dám đương đầu với mọi thử thách gian truân, đói rét, bệnh tật, rừng thiêng nước độc, thác gầm, cọp dữ, kể cả sự hi sinh thân mình, có tình đồng chí, đồng đội cao đẹp, thiêng liêng.

Vẻ đẹp riêng: tâm hồn mơ mộng, đa cảm, lãng mạn mang màu sắc bi tráng, hào hùng, hào hoa của người lính xuất thân từ vùng đất Hà thành. - Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất viết về hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp.

Đề 8. Cảm hứng lãng mạn trong bài "Tây Tiến" - Quang Dũng. 1. Giới thuyết chung về cảm hứng lãng mạn

- Cảm hứng là trạng thái căng thẳng, mê say buộc người nghệ sĩ cầm bút sáng tác.

- Lãng mạn là một dạng thức của cảm hứng. Đó là sự khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc, tình cảm, hướng về lí tưởng. Nó đi tìm cái đẹp khác lạ, phi thường, độc đáo, vượt lên trên cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hàng ngày. Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng liên tưởng. Cảm hứng lãng mạn thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, đối lập, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và tạo ấn tượng mạnh mẽ.

- Lãng mạn là cảm hứng chủ đạo của văn học trong 30 năm đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Cảm hứng này được thể hiện chủ yếu trên phương diện khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Vì thế, nó nâng đỡ con người vượt lên mọi thử thách trong chiến tranh gian khổ để hướng tới ngày chiến thắng.

- Tây Tiến: Cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, hình tượng người lính Tây Tiến. Cảm hứng lãng mạn còn gắn liền với tinh thần bi tráng của thời đại.

2. Phân tích cảm hứng lãng mạna. Bức tranh thiên nhiên miền Tây a. Bức tranh thiên nhiên miền Tây

- Hoang sơ, heo hút, dữ dội, hiểm trở.... + Những địa danh xa lạ.

+ Địa hình hiểm trở + Thời tiết khắc nghiệt

+ Thời gian luôn là nỗi đe doạn khủng khiếp với con người + Cách gieo vần "ơi" đem lại cảm giác lạ tai, mung lung, kích thích hứng thú phiêu lưu, mạo hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

=> Bằng nghệ thuật tạo hình gần với lối vẽ tranh thủy mặc, phối hợp

thanh điệu độc đáo, Quang Dũng đã diễn tả rất ấn tượng cái dữ dội, hoang sơ, âm u, bí ẩn của thiên nhiên miền Tây.

- Thiên nhiên yên bình, êm ả: vào ngày mùa, khói cơm nghi ngút, hương lúa nếp thơm nồng, tình người đầm ấm yêu thương. Những ngày mưa rừng, những căn nhà của đồng bào dân tộc nằm thanh thản, bình yên trong màn mưa giăng mắc. Cảnh tượng thật yên ả, nên thơ.

=> Những thanh bằng gợi cảm giác êm dịu, ấm áp.

* Cảnh Tây Bắc với vẻ đẹp hoang sơ, hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng hiện lên với đầy đủ núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, cọp dữ, thác gầm, với những tên, những miền đất lạ, những cảnh tượng đầm ấm sau những ngày băng rừng. Một thế giới vừa độc đáo, vừa khác thường hiển hiện trong kí ức.

b. Người lính Tây Tiến`

Một phần của tài liệu Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Trang 33 - 35)