Nội lực câu thơ Quang Dũng chủ yếu dồn vào các động từ gây cảm giác mạnh:

Một phần của tài liệu Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Trang 37 - 38)

giác mạnh:

+ Ngửi: trong bức tranh tả núi, dốc, Quang Dũng có một kiểu đo độ cao khá độc đáo: "Heo hút cồn mây súng ngửi trời". Có thể thay chữ "ngửi" bằng chữ chạm , nếu nói về độ cao thuần túy. Nhưng chữ chạm dễ làm cho ý thơ yếu đi. Chữ ngửi làm cho câu thơ sinh động hẳn lên. Với động từ này, người đọc có thể cảm nhận 3 lớp ý nghĩa:

1. Thứ nhất: Đó là độ cao chóng mặt, trước là mây, sau là trời.

2. Thứ hai: "Ngửi" nói về sự tinh nghịch, một cách nói rất lính. Như vậy, cái độ cao kia có thể làm ai sợ hãi, nhưng với lính Tây Tiến thì không. Vả lại, chữ ngửi biến cây súng thành người. Biện pháp nhân hóa này nhấn mạnh một thực tế, những chàng trai Hà Nội vừa hào hoa, thanh lịch vừa không kém phần dầu dãi, phong trần.

3. Thứ ba, cả câu thơ cho thấy "chí ta cao hơn đèo", không một khó khăn nào, một độ cao nào có thể cản nổi bước chân của những anh hùng vệ quốc.

+ Gục: Trong chiến tranh, sự hi sinh tổn thất là điều không tránh khỏi. Nhưng gục lên súng mũ lại là một cách nói lạ. Chữ "gục" trong câu thơ vừa có tính tạo hình vừa có tính biểu cảm cao. Một mặt, "gục" giúp Quang Dũng tránh được việc dùng chữ chết, hi sinh. Mặt khác, nó vẫn giữ được cái thực tế nghiệt ngã và trần trụi của cuộc chiến. Câu thơ vì thế, không rơi vào bi lụy. Đặc biệt việc dùng chữ gục kết hợp với chữ bỏ quên đời đã làm cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản. Cái nhìn ấy chỉ có thể có được ở những chàng trai ngang tàng, dám xả thân vì nghĩa lớn.

+ Gầm: Tây Tiến là bài thơ dày đặc những câu thơ tài hoa. Nhưng có thể nói "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" là câu thơ tiêu biểu cho cảm hứng toàn bài. Chữ gầm được dùng rất đắc địa. Nó là âm vang của sông Mã, là điệu kèn vĩnh quyết, là khúc hát bi tráng...Với chữ gầm, Sông Mã được miêu tả ở thế động, như con chiến Mã trung thành khóc đau đớn khii người chủ tướng ngã xuống chốn sa trường...

Một phần của tài liệu Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w