+ Người lính là hình tượng nghệ thuật quen thuộc của thơ ca thời kháng chiến thời chống Pháp nhưng mỗi nhà thơ lại có cách khai thác, khám phá, cảm nhận khác biệt về hình tượng này. Trong thơ Chính Hữu, Hồng Nguyên, với bút pháp hiện thực, hình tượng người lính hiện lên với vẻ đẹp bình dị, thân thuộc, hồn hậu như gốc lúa, bờ tre chốn quê nhà. Ở họ toát lên vẻ đẹp của tình cảm gia đình, quê hương, đất nước, tình đồng chí đồng đội và tinh thần lạc quan, vui vẻ, tràn đầy niềm tin tưởng vào tương lai. Màu tím hoa sim của Hữu Loan là bi kịch đau thương, mất mát, hi sinh của người lính
trong chiến trận:
Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh ...
Sinh ra và lớn lên ở đất Hà thành hoa lệ. Theo tiếng gọi của đất nước, Tổ quốc, Quang Dũng đã lên đường ra trận và chiến đấu ở biên giới phía Tây Tổ quốc. Với tâm hồn lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa hình tượng người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, hào hoa vừa mang
đậm vẻ đẹp bi tráng.
2. Phân tích hình tượng người lính
a. Vẻ đẹp hào hùng: Xuất hiện trên cái nền hùng vĩ, diễm lệ của thiênnhiên miền Tây (khổ 1) nhiên miền Tây (khổ 1)
- Sự dữ dội của thiên nhiên được gợi lên từ những tên, nhữngmiền đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu, miền đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu,
Châu Mộc, Sầm Nứa: Những tên gọi mang màu sắc xứ lạ, phương xa, âm u huyền bí. Hơn nữa, đây không chỉ là những tên gọi vô cảm trên bản đồ mà còn là những tên gọi gắn bó máu thịt với binh đoàn Tây Tiến, trở thành một nét khảm trong hoài niệm, một dư âm không dứt của cuộc đời chiến binh.
Đó là cảm hứng của cả một thời cách mạng phát hiện ra đất nước: "Những tên làng tên núi tên sông/ Những cái tên đọc lên nghe muốn khóc".