- Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể.
49Đánh bóng mặt trong tủ
Đánh bóng mặt trong tủ
Cắt bavia cho tủ
Hình thành sản phẩm thô Hàn các miếng inox riêng biệt
Đánh bóng mặt ngoài tủ
Làm sạch và bọc ninong tủ Đục lỗ cho tạo hình
Inox cắt xong cho vào máy gấp tạo hình Inox cuộn cho vào máy cắt
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền mặt, TGNH, kế toán thuế và phải trả người bánKế toán CCDC, thành phẩm, tiêu thụ và công nợ với khách hàngKế toán NVL, TSCĐ, chi phí SX và tính giá thành SPThủ quỹ kiêm kế toán tiền lương
nhiều (5 người) nên được tổ chức theo phương thức ghép việc, nghĩa là, mỗi nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán khác nhau.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Karofi Việt Nam.
Trong đó:
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán của công ty, hướng dẫn chỉ đạo chung cho cả bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ. Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp có trách nhiệm ghi nhận, phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập các báo cáo sản xuất, báo cáo tài chính theo yêu cầu của Giám đốc và báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước. - Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và phải trả người bán: Có nhiệm vụ lập các thủ tục thu, chi tiền mặt, các khoản tạm ứng cho cán bộ nhân viên của công ty, theo dõi tình hình biến động của các tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình nhập mua vật tư, vật liệu hàng hoá, các khoản phải trả nhà cung cấp, lên kế hoạch và làm thanh toán cho người bán khi đến hạn…
- Kế toán CCDC, thành phẩm, tiêu thụ và công nợ với khách hàng: Có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động của công cụ dụng cụ và thành phẩm trong kho, tình hình tiêu thụ sản phẩm, lập hoá đơn, chứng từ gửi khách hàng, theo dõi và đôn đốc công nợ với khách hàng.
- Kế toán NVL, TSCĐ, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động, số tồn kho của NVL, theo dõi tình hình biến động TSCĐ của công ty, tính khấu hao TSCĐ cũng như tình hình thanh lý,
nhượng bán TSCĐ…Đồng thời theo dõi các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tiến hành tập hợp, phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá thành, tính giá thành thành phẩm nhập kho.
- Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương:Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi phát sinh hàng ngày. Theo dõi tình hình thanh toán lương, các khoản tiền thưởng, bảo hiểm …với cơ quan bảo hiểm xã hội .
*/ Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán
Các chính sách kế toán chung
Công ty áp dụng kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán và lập Báo cáo Tài chính là Đồng Việt nam (VND). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của công ty được hạch toán theo tỷ giá bán ra trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm giao dịch. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính. Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm này và được hạch toán theo Chuẩn mực kế toán.
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, với phần mềm kế toán Fast Acounting.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chí vận chuyển, giao nhận, chi phí chế biến…và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chứng từ kế toán gốcKiểm tra chứng từ kế toánTiến hành ghi sổ kế toán
Lưu trữ, bảo quản chứng từ từng tháng,năm
Trị giá hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá hang tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ vô hình, hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Thời gian khấu hao được xác định phù hợp với thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính ban hành hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được áp dụng theo hệ thống chế độ mẫu biểu kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Hệ thống chứng từ bao gồm:
- Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm làm thêm giờ; Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, tiền thêm giờ; Bảng trích nộp theo lương; Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, giấy thanh toán tiền tạm ứng, sao tài khoản tiền gửi, tiền vay; Biên bản kiểm kê quỹ, Bảng kê thu tiền, bảng kê chi tiền…
- Chứng từ về nguyên vật liệu: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; Biên bản kiểm kê vật tư, thẻ kho; Biên bản giao nhận hàng hoá, Hoá đơn GTGT, Chứng từ nhập khẩu linh kiện, vật tư…
- Chứng từ về mua bán hàng hoá: Hoá đơn GTGT, chứng từ xuất khẩu hàng hoá…
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Công ty vận dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản này là cơ sở để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh…
Do quy mô sản xuất của công ty khá lớn, khối lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh nhiều, cũng như tiền gửi ngân hàng được mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau nên công ty đã chi tiết các tài khoản sử dụng đến cấp 2, cấp 3 để thuận tiện cho việc theo dõi chi tiết nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống, tổng hợp số liệu và các chứng từ theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Vận dụng hình thức sổ kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công ty và cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như trình độ của nhân viên kế toán, Bộ phận kế toán của công ty đã chọn hình thức ghi sổ là “Nhật ký chung”. Quá trình hạch toán được thực hiện trên máy vi tính, sổ sách được in ra và đóng sổ vào cuối mỗi tháng. Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: */ Quy trình ghi sổ:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, các đối tượng cần phải theo dõi chi tiết, kế toán ghi vào sổ,thẻ kế toán chi tiết có liên quan, đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung. Sau đó chuyển ghi vào các sổ cái có liên quan. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh , đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu số liệu tổng hợp trên sổ cái và sổ chi tiết sẽ lập Báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính:
Các báo cáo tài chính được lập bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Thời hạn lập báo cáo: Kết thúc năm tài chính
Thời hạn nộp báo cáo: Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
Nơi nhận báo cáo: Cục thuế Hà nội.
Hệ thống phần mềm kế toán sử dụng
Để nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc, công ty đã thực hiện tin học hoá công tác kế toán và hiện đang áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting trên máy vi tính.
Đây là phần mềm kế toán tiên tiến hiện nay giúp công tác kế toán được tổ chức khoa học, thực hiện nhanh chóng hơn. Nó đáp ứng nhu cầu phức tạp về theo dõi chi tiết, từ chứng từ gốc có thể đồng thời vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái và tự động thực hiện các bút toán phân bổ kết chuyển cuối kỳ lên báo cáo tài chính theo quy định