(1) Vòng quay hàng tồn kho
Ý nghĩa: Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định.
Nhu cầu luân chuyển vốn của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi độ dài thời gian của hàng hóa trong kho. Điều này có thể tính được thông qua hệ số vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ kế toán. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng
cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá tốt. Ngoài ra đứng trên góc độ của vốn luân chuyển thì một doanh ngiệp có hệ số vòng quay Hàng tồn kho càng cao thì đầu tư cho hàng tồn kho sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp khác có cùng mức doanh thu nhưng hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp.
Công thức: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
(2) Số vòng quay các khoản phải thu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu trong kỳ thành tiền.
Vòng quay các khoản phải thu thể hiện bình quân cứ một đồng các khoản phải thu trong năm thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng cao cho biết tốc độ thu hồi cá khoản phải thu nhanh. Điều này tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.
Công thức:
Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
(3) Vòng quay vốn lƣu động (hiệu quả sử dụng vốn lƣu động)
- Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
Vốn lƣu động = Tổng tài sản lƣu động biểu hiện bằng tiền của DN
- Vòng quay vốn lưu động phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu đươc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng cao càng tốt cho doanh nghiệp vì chỉ cần một lượng vốn lưu động nhỏ cũng tạo ra một khoản doanh thu thuần cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hệ số ngày quá cao chứng tỏ lượng vốn lưu động trong kỳ mà doanh nghiệp đầu tư là thiếu ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.
Công thức:
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
(4) Vòng quay vốn cố định (Hiệu quả sử dụng vốn)
Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định. Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mọi mặt.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ của DN
Vốn Cố định = Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao lũy kế
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả như thế nào. Hệ số này càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp vì chỉ cần một lượng vốn cố định ít nhưng lại mang lại cho doanh nghiệp doanh thu thuần lớn. Tuy nhiên hệ số này cao quá cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa đầu tư đủ vào vốn cố định và trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô của doanh nghiệp.
(5) Vòng quay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng tổng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Thông qua chỉ tiêu vòng quay tổng vốn ta đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được tạo ra từ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư.
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần
Tổng số vốn kinh doanh bình quân
1.3.5.2.2.Phân tích khả năng sinh lời.
(1) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(2) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn sử dụng
Tỷ suất LNTT trên tổng vốn = Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế) Tổng vốn sử dụng bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(3) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH = Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(4) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CĐ = Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế)
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(5) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động
Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiêp bao nhiêu đồng lợi nhuận.