kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành chẳng hạn như:
+ Việc áp dụng các quy định về mã ngành được thực hiện theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTG ngày 23/01/2007 của thủ tưởng chính phủ trong khi đó hệ thống phân ngành chi tiết của Liên hợp quốc vẫn chưa được dịch và công bố chính thức bằng tiếng Việt.
+ Quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nươc ngoài lần đầu tiên thành lập doanh ghiệp tại Việt Nam theo quyết định 139/2007/NQ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp có quy định: Nếu tỷ lệ sở hữu cua rnhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp thị hiện như đối với doanh nghiệp trong nước(doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh mà không cần có dự án đầu tư) . Quy định này tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp khi thành lập có tình hạ tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài xuống dưới 49% để thành lập doanh nghiệp mà không có dự án đầu tư.
+ Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hồ sơ của nhà đầu tư nước ngoài không phù hợp với thực tế khi Luật cônng chứng 2006 đã cho phép các giấy tờ nước ngoài được chứng thực tại Việt Nam.
+ Quy định đối với một số ngành, lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn chưa rõ ràng. Điển hình llà hướng dẫn đối với FDI trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi bổ sung Nghị định số 06/2000/NĐ-CP, Nghị định 18/2001/NĐ-CP và Nghị định số 15/2005/NĐ-CP nhưng đến nay, Bộ giáo dục và đào tạo là đơn vị chủ trì vẫn chưa có được dự thảo cuối cùng. Do vậy các cơ sở giáo dục và đào tạo vó yếu tố nước ngoài rất khó áp dụng quy định tương ứng vơi từng loại doanh nghiệp.