Khoảng cách về phát triển khoa học công nghệ giữa các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng với các nước công nghiệp phát triển là rất lớn. Trong khii phần lớn những kỹ thuật mới được phát minh trên thế giớ vẫn xuất phát từ những nước công nghiệp phát triển, do đó để đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nước đang cần phát triển nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới này. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước cần phải đối mặt và tìm ra những cách đi riêng để vượt qua những thách thức trong nước và quốc tế trong bối cảnh luôn luôn thay đổi theo thời gian. Đối với những nước đã ở trình độ công nghệ cao hơn thể hiện năng lực nội sinh khá mạnh và đang chuyển từ kỹ thuật cải tiến sang công nghệ tiên tiến, thậm chí chuyển từ bắt kịp công nghệ sang đột phá công nghệ trong một số lĩnh vực công nghệ có thể. Các nước khác còn đang ở mức thang công nghệ thấp, do năng lực công nghệ trong nước còn nhỏ bé thì phải dựa vào nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi đó là nguồn chuyển giao công nghệ chủ yếu.
Các cơ chế, hình thức chuyển tải, chuyển giao công nghệ chính thức như: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; chế tạo thiết bị mang nhãn hiệu nước ngoài (Original Equiment Manfacturing- OME); hợp đồng (Licence). Ngoài ra cũng tồn tại nhiều kênh chuyển giao phi chính thức bao gôm việc thúc đẩy các kỹ sư nước ngoài và thu hút nhân viên bản xứ đã từng được đào tạo trong các công ty đa quốc gia ở nước ngoài.
Trên thực tế các kênh chuyển giiao công nghệ chủ yếu vẫn là đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhập ngoại máy móc thiết bị (patient linence), các thỏa thuận trợ giúp kỹ thuật , các dihcj vụ tư vấn, các liên doanh nhãn hiệu hàng hóa và các hợp đồng “chìa khóa trao tay” trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài llà một kênh chuyển giao công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Qua hợp tác với nước ngoài trong thời gian qua chúng ta đã tiếp nhânj một số cônng nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong nhiều ngành kinh tế quan trong như: viễn thông, thăm dò dầu khí, xi măng, sắt thép, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất nông nghiệp( chế biến đường, nấm, rau theo phương pháp cônng nghệ sinh học tiên tiến…) xây dựng khách sạn quốc tế, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm… đặc biệt là công nghệ viễn thông, khai thác dầu khí, sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử, hệ thống dịch vụ khách sạn đã vươn lên ở mức tiên tiến sánh ngang cùng các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nguồn nhân lực vận hành, quản lý và nhờ đó đã hình thành được một đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lại lao động với các mức độ khác nhau (cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng). đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc đặc thù, lao động sau khi tuyển dụng được đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài. Hầu hế các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.
Nhìn chung, với tiềm lực công nghệ của Việt Nam như hiện nay sẽ rất khó có thể tự phát triển mạnh được nếu như không dựa vào bên ngoài. Trong những thập kỷ qua, FDI đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển năng lực công nghệ của Việt Nam. Trong thời gian tới, vai trò này lại càng đặc biệt quan trọng, vì nó góp phần chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam.