Trong số 8684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 85,05 tỷ USD vốn thực hiện của các dự án còn hoạt động đạt gần 300 tỷ USD (nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 30 tỷ USD) chiếm 52,3% vốn đăng ký, trong đó vốn của bên ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện cac dự án đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước ta qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra
Bảng
Vốn thực hiện có xu hướng tăng cao qua các năm nhưng với tốc độ châm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mơi biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới (bao gồm phần vốn góp, vốn vay của Việt Nam trên 1tỷ USD chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nươc ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) trhì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủnghoảng kinh tế khu vực năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng số vốn đăng ký mới (trong đó vốn góp của bên Việt Nam à 1,4 tỷ Usd và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng số vốn đăng ký mới, tăng 6%
so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11tỷ USD) nêu tại nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó vốn góp của bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng 2 năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 12,1 tỷ USD. Tronng đó năm 2006 vốn thực hiện đạt 4,1 tỷ USD(tăng 24% so vơi năm 2005), năm 2007 đạt hơn 8 tỷ USD (tăng gần gấp 2 lần năm 2006), năm 2008, đạt 11,5 tỷ USD (tăng 43,2% so với năm 2007) đạt mức cao nhất trong sử dụng FDI hàng năm trong 20 năm thu hút FDI vào Việt Nam.