Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận - Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 44 - 46)

sâu rộng vào đời sống kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa các hoạt động kinh tế hiện nay, mức độ thành công của mở cửavà hội nhập với thế giới sẽ có tác động chi phối mạnh mẽ đến sự thành công của công cuộc đổi mới, đến kết quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như đến tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hướng mở cửa và hôi nhập tương đối có hiệu quả. Chúng ta biết rằng, Việt Nam triển kh ai thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh quan hệ kinh tế đối ngoại chỉ ở phạm vi rất hạn hẹp.Các quốc gia có quan hệ hợp tác với Việt Nam chủ yếu thuôcj hệ thống xã hôi chủ nghĩa. Một hệ thống bao gồm các nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Đây là thời kỳ mà Việt Nam ở vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng về kinh tế xã hội và cũng là thời kỳ cả hệ thống xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình tan rã. Bên cạnh đó cùng với chính sách bao vây cấm vận

kinh tế của Mỹ đã làm cho Việt Nam rất khó xác lập được mối quan hệ kinh tế với các nước khác. Tuy vậy với chính sách đầu tư nước ngoài được đánh giá là có sức hấp dẫnn lúc bấy giờ, nhiều nhà đầu tư thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đã tìm đến và chấp nhận làm ăn với Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài cùng với hoạt động thực hiện dự án đầu tư đã trở thành cầu nôií là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật của thế giới.

Một vấn đề không kém phần quan trọng là hoattj dộng của đầu tư trực tiếp nước ngoai đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Đối với nhiều hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã biến cac bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư tại việt nam thành bạn hàng của Việt Nam. Đối với việt Nam, mặc dù yêu cầu mở rộng thị phần ở nước ngoài là rất lớn và cấp bách nhưng do hạn chế về năng lực tiếp thị quốc tế, trình độ công nghệ và quản lý nên rất khó khăn khi giải quyết vấn đề này. Công việc này đối với các nhà đầu tư nước ngoài ại rất có ưu thế vì họ là những người tương đối am hiểu thị trường thế giới, có các cơ sở tiếp thị ở những thị trường quan trọng, có tiềm lực về vốn và công nghệ. Nếu có công ty xuyên quốc gia nước ngoài đầu tư trực tiếp vào việt nam để sản xuất hàng xuấtkhẩu thì họ sẽ trở thành pháp nhân việt nam xuất hiện trên thị trường quốc tế. Đây là cơ hội cho Việt Nam tiếp cận được với thị trường nước ngoài một cách thuận lợi hơn. Nhờ có những lợi thế trọng hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn tốc độ tăng của cả nước và cao hơn hẳn kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đang có xu hướng tăng lên: Thời kỳ 199602000 chiếm 23, năm 2000 chiếm 25%; 2003 chiếm 31%; năm 2004 chiếm 35%, và chiếm trê 55% trong các năm 2006,2007,2008. Về chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nếu không kể dầu thô, ta thây ưu điểm hơn hẳn của hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ở chỗ chúng chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, điện tử máy tính và linh kiện, hàng may mặc…

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế thheo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 hiệp định

jhuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA), hiệp định tự do hóa khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và viị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện.

Một phần của tài liệu Khóa luận - Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w