cầu đầu tư phát triiển xã hội và tăng trươgr kinh tế.
Như trên đã đề cập, Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt, trong đó một vấn đề nổi lên tương đối gay gắt là thiếu vốn cho đầu tư. Huy động vốn thực sự đã trở thành vấn đề tất yế của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm của từng thời kỳ cụ thể để lựa chọn, huy động, sử dụng nguồn vônns
nào là việc làm đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì nó ảnh hưởng lớn đến tốc độ, kết quả và tính bền vững của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đât nước. Thời kỳ đầu tiến hành khi khả năng tích lũy và huy động vốn trong nước còn kho khăn khi mà trình độ tổ chức quản lý cũng như các điều kiện để sử dụng vốn vay còn kém hiệu quả, thì vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò như lực khỏi động cho quá trình tiến hành công nghiệp hoa, hiện đại hóa. Từ khi thực hiện chính sách dự án đầu tư nước ngoài cho đến nay, vốn dự án đầu tư nước ngoài thực hiện đã tăng từ 2,451 tỷ USD năm 2001 lên 8,030 tỷ USD năm 2007 và đạt khoảng 40 tỷ USD trong giai đoạn từ 1988 đến nay.
Bảng
Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào những năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do anh hưởng của khủng hoảng kinh tế (năm 2000 chiếm 20%) và trong năm năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; 2 năm 2006-2007 chiếm khoảng 16% (theo Niên giám thống kê cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực dự án đầu tư nước ngoài năm 2003 là 16%; năm 2004 là 14,2%; năm 2005 là 14,9%; năm 2006 là 15,9% và năm 2007 trên 16%). Ưu điểm vượt trội của nguồn vốn này so với nguồn vốn đầu tu khác là đi kèm với chuyển giao côg nghệ thúc đẩy xuất khẩu, tiếp nhận hình thức quản lý hiện đại. Mặt khác so với các nguồn vốn nước ngoài, vốn FDI “ít bị nhạy cảm” trước nhưng biến động của thị trường tài chình.
Vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Tốc độ tăng GDP qua các năm (%)
Qua bảng trên ta thấy: từ những năm 1991-2000 GDP tăng lên liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 7,56% tronng đó: 5 năm 1991-1996 tăng 8,18% (nông lâm ngư nghiệp tăng 2,4%, công gnhiệp xây dưng tăng 11,3%; dịch vụ tăng 7,2%)
5 năm 1996- 2000 tăng 6,9% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%; dịch vụ tăng 5,75%) nhờ vậy đến năm 2000 tổng sản phẩm tron gnước tăng gap hơn 2 lần năm 1990.
5 năm 2001-2005: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,51% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%). Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,374%; dịch vụ tăng 8,29%). Năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dưng tăng 10,6%; dịch vụ tăng 8,6%). Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống còn 6,23%.(tốc độ tăng của công nghiệp
xây dựng giảm từ 10,6% năm 2007 xuống 6,33% năm 2008; dịch vụ giảm từ 8,6% xuống 7,2%)
Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn từ 1991-2008 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng đều qua các năm. Có được kết quả này phải kể đến phần đóng góp có ý nghĩa rất quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hay nói một cách khác vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp việt nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững, theo yêu cầu của công cuộc côn nghiệp hóa, hiện đại hóa.