Qui trình sơn tự động trong nhà máy sản xuất ôtô

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ “ SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA ÔTÔ” HỌC PHẦN GẦM XE Đại học (Trang 147 - 154)

- Điểm gõ búa:

7.2.2Qui trình sơn tự động trong nhà máy sản xuất ôtô

8. Thao táckéo 8 (Kéo lên phía trên)

7.2.2Qui trình sơn tự động trong nhà máy sản xuất ôtô

Hình vẽ mô tả các phương pháp Qui trình thực hiện các phương pháp

1.Qui trình sử lý bề mặt trước khi sơn:

Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là công nghệ không thể thiếu được khi gia công sơn. Xử lý bề mặt tốt làm cho màng sơn bám chắc với bề mặt sản phẩm, đề phòng sự ăn mòn kim loại, đạt được mục đích trang trí và bảo vệ.

2.Tẩy gỉ:

Tẩy gỉ, tẩy lớp Ôxy hoá dày, thuốc hàn trên bề mặt thùng xe thường dùng các phương pháp sau:

- Phương pháp tẩy gỉ cơ khí - dùng dụng cụ thủ công như búa, bàn chải sắt, dũa để tẩy gỉ hoặc dùng máy chải han gỉ cầm tay, máy phun bi, phun cát … - Phương pháp tẩy gỉ hoá học dùng các chất axit để tẩy gỉ

- Phương pháp tẩy gỉ bằng nhiệt - dùng ngọn lửa nung nóng sản phẩm để tẩy

gỉ.

3.Tẩy dầu:

Phun sơn bất cứ một kim loại nào, yêu cầu cơ bản nhất màng sơn bám chắc với bề mặt kim loại. Điều đó một mặt phụ thuộc vào chất lượng sơn, mặt khác phụ thuộc vào gia công bề mặt và công tác chuẩn bị trước khi sơn. Do thùng xe được ghép từ những tấm thép đã được dập và do quá trình di chuyển và để lâu. Để có thể chống gỉ người ta bôi một lớp dầu mỡ để chống gỉ, do đó có dầu mỡ bám trên bề mặt kim loại và cần phải tẩy sạch .

4.Định hình bề mặt (tạo lên thùng xe một lớp dung dịch xúc tác):

- Mục đích

Để cải thiện những hạt tinh thể kẽm phốt phát bọc bên ngoài và điều chỉnh chất nền của bề mặt nhằm làm tốt hơn sự hình thành của lớp bọc phốt phát. Ngoài việc trung hòa nó còn đóng vai trò hoạt hóa cho hóa chất phốt phát nhanh hơn, đều hơn, mịn hơn và sự bám sơn sẽ tốt hơn.

Cách pha chế

Đổ nước công nghiệp khoảng ¾ thể tích

Cho hoà tan 1 kg PL-ZNT vào 10001ít. Cho PL-ZNT vào phù hợp với thể tích dung dịch.

Khuấy cho tan rồi châm thêm nước tới vạch quy định và trộn kỹ. Cách kiểm tra dung dịch

Độ PH của dung dịch phải luôn luôn nằm trong khoảng 8-9,4.

Hàng ngày chỉ cần châm thêm vào hồ khoảng 200-300g PL-ZNT và thường xuyên kiểm tra độ PH vì bể này dễ bị nhiễm axit từ khâu tẩy gỉ mang vào. Dùng AD-CO hòa tan trong nước rồi châm thêm từng phần nhỏ khuấy đều và dùng giấy quì để kiểm tra độ PH.

Qui trình phốt phát hóa

       Sấy khô sau khi phốt phát hóa

5.Phốt phát hóa:

Để tạo lớp phốt phát kẽm trên bề mặt kim loại. Lớp này có khả năng chống gỉ tốt và tăng độ bám cũng như độ đàn hồi của lớp sơn bên ngoài.

Trong tiến trình phủ ED, nó được coi như là hiện tượng sơn bám liên tục do sự kết hợp của 4 hiện tượng khác

nhau : hiện tượng chuyển điện, hiện tượng kết tủa điện, hiện tượng điện phân và hiện tượng thẩm thấu điện. Sự bất lợi vốn có của hệ thống anốt là những khiếm khuyết gây ra bởi sự khử ion kim loại trên bề mặt vật sơn và sự làm hư hỏng nhựa do phát sinh ra khí oxi. Nhưng những vấn đề này đã được giải quyết bằng cách giảm nhẹ công thức sơn (như chất màu, chất phụ gia …)

6.Bắn keo làm kín:

Sơn lót chống đá văng được phun sàn trên và gầm dưới nhằm chống trầy xước khi đá văng và chống tiếng ồn, rung động khi xe di chuyển

Kiểm tra bề mặt thùng xe, kiểm tra các Stopper

Lau sạch bụi than và bụi trên bề mặt thùng xe

Che chắn bằng cacton để tránh băng PVC lên mặt dưới capô và bên trong thùng xe.

Dán keo các lỗ ren và ren của bulông Dùng búa đóng kín các lỗ thoát nước của mặt sàn thùng xe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trét sealing những lỗ và đường ghép nối ở mặt dưới của sàn xe.

Qui trình sơn lót lớp thứ nhất

7.Sơn lót lớp thứ nhất:

Đảm bảo độ dày sơn chính xác, tăng khả năng chống ăn mòn cũng như khả năng bám dính với lớp sơn thiếp theo. Sơn lót là lớp sơn đầu tiên trực tiếp bám trên bề mặt sản phẩm. Mục đích lớp sơn lót tạo nên lớp màng sơn bám chắc với kim loại nền, tạo điều kiện

cho lớp sơn thứ hai dính kết. Các kim

phun sơn được bố trí ở các vị trí khác nhau sao cho khi xe đi qua khỏi

phòng sơn này thì mọi điểm trên xe đều được phủ đều moat màng sơn lót. Có độ bám chắc, có tính dẻo tốt.

Qui trình sơn lót lớp thứ hai

8.Qui trình sơn lót lớp thứ hai:

Lớp sơn lót thứ hai nhằm tăng độ che phủ cho lớp sơn màu hoàn thiện. Túy từng màu xe mà chọn màu của lớp sơn lót thứ hai để giảm tiêu tốn lượng sơn màu

Qui trình sơn màu lớp ngoài cùng

9.Qui trình sơn màu lớp ngoài cùng:

Phòng sơn màu được bố trí các cánh tay rô bốt được điều khiển phun hoàn toàn tự động bằng máy tính

Đối với các xe sơn màu Metallic và màu Pearl thì cần phải phun thêm một lớp dầu bóng trước khi hoàn thiện

Kiểm tra các lỗi do sơn và đánh bóng hoàn thiện qui trình sơn .

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ “ SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA ÔTÔ” HỌC PHẦN GẦM XE Đại học (Trang 147 - 154)