0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM KEO ĐẶC UFC-85 CÓ HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT TỰ DO THẤP LÀM CHẤT CHỐNG KẾT KHỐI CHO NHÀ MÁY ĐẠM (Trang 28 -31 )

- Phương pháp xác định khối lượng riêng: theo TCVN 2691-78, thực hiện tại PTNVilas, Viện HHCN Việt Nam

- Xác định cấu trúc tinh thể urê (SEM): thực hiện trên kính hiển vi điện tử quét JEOL-5410 LV (Nhật).

- Phương pháp xác định độ nhớt: TCVN 3171-79

- Xác định hàm lượng formaldehyt tự do trong sản phẩm UFC: Phương pháp chuẩn độ bằng dung dịch sunfit:

Hút 50 ml dung dịch Na2SO3 nồng độ 1M vào bình tam giác 250ml, cân chính xác từ 0,7-1,0 g formaldehyt cho vào bình tam giác và lắc trộn kỹ. Để yên trong 5 phút, sau đó chuẩn độ bằng axit sulfuric 1N đến khi dung dịch chớm mất màu của chỉ thị thymolphtalein. Tiến hành xác định mẫu trắng với dung dịch Na2SO3.

Cách tính kết quả:

% formaldehyt = [30,0(V1 –V2)*Nax]/10*m1 Trong đó: V1: thể tích của axit sulfuric dùng để chuẩn độ formaldehyt, ml V2: thể tích của axit sulfuric dùng để chuẩn độ mẫu trắng, ml Nax: Nồng độ axit sulfuric, N

m1: khối lượng mẫu cân, g

- Phương pháp tính hiệu suất sản phẩm của quá trình polyme hóa formalin thành paraformaldehyt

Trong đó:

H: hiệu suất quá trình polyme hóa,%

X: Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm paraformaldehyt sau khi sấy; m: Khối lượng paraformaldehyt sau khi sấy, g;

- Phương pháp xác định độ bền cơ học:

Hỗn hợp mẫu trên được đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ từ 130-140oC, cho nóng chảy hoàn toàn, sau đó được rót sang khuôn hình trụ bằng đồng được lót một lớp giấy bạc có kích thước đường kính x chiều cao là 1cm x 1cm. Mẫu sau khi nguội, đóng rắn được tháo ra khỏi khuôn. Sau khoảng thời gian 3h, các mẫu trên được mang đi xác định độ cứng.

H = X.m.100

37 ,%

Thử nghiệm độ bền cơ học và khả năng kết khối của hạt urê khi sử dụng sản phẩm formaldehyde biến tính trong quá trình tạo hạt so với mẫu đối chứng.

Xác định độ bền cơ học của hạt được đo độ bền nén và độ bền chống bào mòn. Độ bền nén được xác định bằng cách dùng lực nén tăng từ từ lên viên urea giữa 2 tấm kim loại phẳng và đầu đo cho đến khi hạt bị vỡ thì dừng. Khi đó chỉ số áp lực Kpa thể hiện trên máy tính nối on-line với đầu đo và dễ dàng chuyển đổi thành N/cm2 sau khi đo kích thước viên urea chính xác băng thước kẹp Palme.

Độ bền nén xác định theo công thức: σ.n = P.n/2πr (N/cm2) Các giá trị xác định độ bền nén là kết quả trung bình của 5 lần đo

Độ bền cơ của vật liệu được đo trên máy đo đa chức năng Mounsfield, England

nối online với computer có phần mềm xử lý chuyên dụng tại Trung tâm Vật liệu, Viện HHCN Việt Nam.

- Phương pháp đánh giá hiu qu chng kết khi nhanh

Một trong những phương pháp đánh giá hiệu quả kết khối phân bón thường được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp đánh giá kết khối nhanh, [27]. Trong điều kiện Phòng thí nghiệm, nó cho phép đánh giá hiệu quả chống kết khối phân bón nhanh hơn và cũng là phương pháp thích hợp để đánh giá so sánh hiệu quả của một số chất chống kết khối với nhau.

Theo phương pháp này, mẫu ure cần khảo sát được dồn đầy vào các túi PE nhỏ đặt trong các khuôn mẫu hình trụ bằng nhựa có đường kính bằng với chiều cao là 40mm sao cho bề mặt của mẫu cao hơn ống nhựa 1-2mm. Đặt các khuôn mẫu lên trên tấm gỗ phẳng, phía trên đặt tấm gỗ phẳng khác có kích thước 20x60cm. Phía trên đặt tải trọng nặng 250kg tương ứng áp suất nén 40,8 kPa. Sau thời gian theo dõi, mẫu lấy ra rồi phá vỡ kết cấu đã bị kết khối trên thiết bị đo độ bền vật liệu hiệu SHIMPO (CHLB Đức). Cách làm này cho ta giá trị lực liên kết kết khối đã hình thành.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM KEO ĐẶC UFC-85 CÓ HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT TỰ DO THẤP LÀM CHẤT CHỐNG KẾT KHỐI CHO NHÀ MÁY ĐẠM (Trang 28 -31 )

×