Định hướng chiếm lược phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 98 - 101)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Định hướng chiếm lược phát triển

Qua đánh giá hiện trạng, những mặt tích cực, khó khăn, hạn chế, đồng thời kết hợp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của trang trại qua ma trân SWOT là cơ sở quan trọng để đưa ra các định hướng phát triển trang trại. Kết quả phân tích ma trận SWOT được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.19. Ma trận SWOT của trang trại Đồng Hỷ

(S)Những điểm mạnh bên trong

1. Nguồn lao động dồi dào

2. Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước thích hợp cho sự phát triển cây trồng, vật nuôi.

3. Được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo địa phương. Việc phát triển công nghệ chế biến và tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật có nhiều thuận lợi

4. Các trang trại đều có tiềm năng vốn lớn, trang trại có sức cạnh tranh trên thị trường.

5. Chủ trang trại là người có ý trí làm giàu và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất.

(O) Những cơ hội bên ngoài

1. Chính sách đổi mới phát triển nông nghiệp của chính phủ.

2. Chủ trương chính sách từ trung ương đến địa phương đều khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.

3. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường đang dần tiến đến hoàn chỉnh. Trong khi đó thị trường nông nghiệp đầu ra chủ yếu là hàng hóa.

4. Dân số ngày một tăng lên nên nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng cao.

5. Công nghệ sinh học ngày càng phát triển tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, trong khi Đồng Hỷ là khu vực dễ tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. 6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ổn định.

(T) Những đe dọa bên ngoài

1. Giá cả nông sản biến động có xu hướng bất lợi cho các trang trại.

2. Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các trang trại trong và ngoài nước.

3. Thị trường nông sản phức tạp không ổn định. 4. Áp lực từ phía khách hàng.

5. Áp lực từ sản phẩm thay thế.

6. Là ngành kinh doanh bị cạnh tranh từ nhiều phía.

7. Do sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc hóa học nên sức sản xuất của đất bị cạn kiệt, thoái hóa, làm cho chi phí đầu vào ngày càng cao.

8. Nguồn cung ứng đầu vào chưa được kiểm soát chất lượng.

9. Nạn ô nhiễm môi trường nước do các chất thải ra từ khu công nghiệp gây khó khăn cho cây trồng và vật nuôi.

10. Nạn phá rừng gây hạn hán và lũ lụt.

11. Nguy cơ manh mún đất đai ngày càng cao.

12. Dịch bệnh và sâu bệnh trên cây trồng và vật nuôi làm giảm năng suất.

(W) Điểm yếu bên trong

1. Thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.

2. Chưa có quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên cho từng loại sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai trong vùng.

3. Chưa có sự liên minh hợp tác giữa các chủ trang trại. 4. Việc cơ giới hóa trong trang trại còn thấp.

5. Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ trang trại còn kém. Các chủ trang trại chỉ sản xuất theo kinh nghiệm bản thân.

6. Các chủ trang trại ít tham gia các chương trình đào tạo về kinh tế, kỹ thuật và các ngành có liên quan.

7. Một số trang trại hoạt động kém hiệu quả.

8. Công nghệ chế biến còn thô sơ chưa phát triển, chất lượng hàng hóa nông sản còn thấp.

Liên kết W-O

1. Đầu tư đúng mức và hợp lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thị trường.

2. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung thích ứng cho từng loại hình trang trại để dễ dàng chế biến và tiêu thụ. Đồng thời tăng cường sự liên minh hợp tác giữa các trang trại

Liên kết W-T

1. Thường xuyên mở các lớp tập huấn khuyến nông nhằm chuyển giao công nghệ và kỹ thuật đồng thời cung cấp thông tin thị trường cho các chủ trang trại.

2. Tăng cường các hình thức hợp tác giữa các chủ trang trại nhằm cùng nhau tháo gỡ các vấn đề khó khăn, trở ngại, đồng thời chống đỡ với các áp lực từ bên ngoài. (Nguồn: PRA tháng 7/2014)

TừmatrậnSWOTcóthểrútracácđịnhhƣớngchungsauđây:

1. Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa sản phẩm.

2. Tăng cường đưa những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất. 3. Tiếp tục phát huy vai trò của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc tạo vốn cho các chủ trang trại.

4. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản

5. Tăng cường mở các lớp tập huấn nghĩa vụ đào tạo chuyên môn và trình độ quản lý cho các chủ trang trại

6. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 98 - 101)