Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 30 - 127)

5. Kết cấu luận văn

1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại

a- Nhóm những yếu tố đến từ bên ngoài :

- Chính sách về tín dụng

Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ

về việc Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện.

Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- ất đai

Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, chính sách đất đai mà cụ thể là quy địn

, nhưng nó không hẳn là một yếu tốt bất di, bất dịch, không phải trang trại nào cũng phải có quy mô lớn thì mới thành công. Điều quan trọng ở đây là trình độ quản lý của các chủ trang trại phải phù hợp với quy mô trang trại.

Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát triển kinh tế trang trại như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách vững chắc và lâu dài. Bên cạnh đó nền kinh tế nông nghiệp nước ta trước đây quá nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc cải tạo lại những bờ vùng bờ

thửa sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém, gây không ít trở ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động.

Đất đai là yếu tố sản xuất, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp mà còn quan trọng đối với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định, lại bị giới hạn bởi qui mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn, lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cai hiệu quả sử dụng đất đai [11]. Do vậy, để hình thành trang trại cần có quĩ đất cần thiết để phát triển trang trại. Để làm được điều này, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách về đất đai phù hợp để chủ trang trại yên tâm sản xuất trên thửa đất được giao.

Theo nghị quyết số 03/CP ngày 02/02/2000 thì hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) . Thẩm quyền giao đất cho thuê, được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định về giao đất nông nghiệp cho một số hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Mặt khác, theo điều 82 Luật Đất đai năm 2003, đất sử dụng cho kinh tế trang trại còn được quy định “Nhà nước khuyến khích hình thức KTTT của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông, lâm nghiệp,… Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức KTTT để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất”.

- Chính sách lao động

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông

thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.

Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất.

Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phải nêu lên các vấn đề: sản phẩm, đặc điểm sản phẩm nông nghiệp khi tiêu thụ như (tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ và có đặc điểm là cung muộn- không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống, nó cần phải có thời gian sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến bước thu hoạch, do vậy, dù giá nông sản rất cao, các nông trại phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm).

Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những công dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng trả giá cao khi mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, thường thì họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng

thấp, giá cả cũng khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng từng khu vực châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi cũng khác nhau. Một đặc điểm chú ý nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn hoá và đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ.

b-

- Con người - chủ trang trại + Trình độ học vấn:

Chủ là người lãnh đạ , đứng đầ ải

có kiến thức về chuyên môn và trình độ quản lý nhất định. Đây là nhân tố thành công cốt lõi mang tính phổ biến, trang trại thành công nào cũng có nó. Bên cạnh đó, chủ ời có trách nhiệm với quá trình sản xuất của mình, phải hiểu được quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất có liên quan đến quá trình sinh học.

+ Thông minh, nhạy bén, sáng tạo:

Ngoài trình độ học vấn, các chủ trang trại còn phải có tố chất thông minh bẩm sinh, có thể học và áp dụng có sáng tạo những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

Điều mà phần lớn các trang trại hiện nay chưa có là trình độ quản trị kinh doanh trang trại, hầu như trong các trang trại công việc kế toán chưa thật sự chuyên nghiệp, còn mang tính chất ghi-chép thu chi trong nông hộ.

- có 1 cấp quản lý.

Thực tế cho thấy các chủ ện nay đều trực tiếp quản lý, điề ủa mình, chỉ thuê lao động kỹ thuật và những công nhân bình thường khác, nhưng con số lao động được thuê là rất ít. Đây là ưu thế, vì hiện nay các trang ầu như có quy mô canh tác không lớn,

chủ ể kiểm soát quá trình phát triển cây trồng, vật nuôi, khi có biến động giá cả thì ảnh hưởng cũng không lớn vì có thể lấy công làm lời.

- ề đấ i và sự lựa chọn mô hình phù hợp

Lợi thế về đất đai lợi thế của vùng đất này so với vùng đất khác về mặt khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng khi trồng cùng một loại cây. Điều này có nghĩa là khi trang trại chọn đúng mô hình sản xuất, nuôi trồng cây, con phù hợp thì đã phát huy được lợi thế địa tô.

Các trang trạ ọn đúng mô hình sản

xuất, phù hợp với thời tiết, khí hậu; năng lực quản lý, kinh nghiệm của chủ .

Kết quả nghiên cứu cho thấy với những trang trại có quy mô nhỏ thì nên tận dụng diện tích đất bằng cách làm VAC, còn các trang trại có quy mô lớn hơn thì có thể thực hiện theo chuyên môn hóa.

Tóm lại, các yếu tố then chố ồm

những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thật sự của nó khi được chuyển thành yếu tố bên trong củ . Và để chuyển được các yếu tố bên ngoài thành các yếu tố ải mạnh và nhận thấy được tầm quan trọng của các yếu tố đó. Các yếu tố bên trong lớn thì có thể biến các yếu tố bên ngoài trở thành nội lực. Ngoài ra tự bản thân các yếu tố cốt lõi bên trong lẫn bên ngoài đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Nế ọn đúng mô hình để sản xuất kinh doanh, có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất kinh doanh củ , thực hiện được liên kết giữa các trang trại và liên kế ẽ dễ dàng tạo được vốn và có thể tiếp cận được với các nguồn vốn từ bên ngoài, từ

ễ dàng tiếp nhận được những công nghệ tiên tiến của thế giới và dễ dàng liên kết để có được thương hiệu cho sản phẩm.

Như vậy, có thể nói yếu tố bên trong phát triển đến một mức độ nào đó nó sẽ quyết định được các yếu tố bên ngoài.

1.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nƣớc và ở Việt Nam

1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới

a. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu Á.

Ở Châu Á, chế độ phong kiến kéo dài cho nên kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa ra đời chậm hơn. Tuy vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự xâm nhập của tư bản phương tây vào các nước Châu Á, cùng với việc xâm nhập của phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đã làm nẩy sinh hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới đã có những biến động lớn về quy mô, số lượng và cơ cấu trang trại.

“Đặc biệt các nước vùng Đông Á như: Đài Loan 0,047 ha/người, Malaixia 0,25 ha/người, Hàn Quốc 0,053 ha/người, Nhật Bản 0,035 ha/người,… các nước có nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sự phát triển kinh tế trang trại cũng theo quy luật, số lượng trang trại giảm và quy mô diện tích tăng. Ví dụ: ở Nhật Bản năm 1950 số lượng trang trại là 6.176.000 trang trại đến năm 1993 chỉ còn 3.691.000 trang trại và diện tích bình quân năm 1950 là 0,8 ha, năm 1993 tăng lên là 1,38 ha” [16].

Do bình quân ruộng đất thấp nên ở một số nước và lãnh thổ Châu Á, Nhà nước đã quy định mức hạn điền với nông dân như ở Nhật Bản, Han Quốc (không quá 3 ha) Ấn Độ (không quá 7,2 ha). Ở Nhật Bản năm 1990 số trang trại dưới 0,5 ha chiếm 41,9%, từ 0,5% ha đến 1 ha chiếm 30,7% trên 1 ha chiếm 25,6%. Ở Hàn Quốc năm 1985 diện tích trang trại dưới 0,5 ha, chiếm 29,7%; từ 0,5 đến 1 ha chiếm 34,7% trên 1 ha, chiếm 35,6% [9], [16].

Như vậy ở Châu Á nói chung hiện tượng tích tụ ruộng đất diễn ra chậm nên tình trạng phân tán manh mún ruộng đất cũng là một trong những trở ngại

trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại. Trong sự phát triển kinh tế trang trại gia đình, vấn đề tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh không chỉ chịu sự tác động từ cạnh tranh, phân hóa mà còn chịu tác động từ chính sách luật pháp của Nhà nước.

b.Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu Âu

Ở Châu Âu, năm 1950 có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống 254.000 trang trại. Tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,1%. Nước Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trại, năm 1993 còn 801.400 trang trại, tốc độ trang trại giảm bình quân hàng năm là 2,7%. Diện tích bình quân của trang trại qua các năm có xu hướng tăng lên (nước Anh năm 1950 là 36 ha, năm 1987 là 71 ha, ở Pháp 1955 là 14 ha, năm 1985 là 35,1 ha, ở Cộng Hòa Liên Bang Đức năm 1949 là 11 ha, năm 1985 là 15 ha, Hà Lan 1950 là 7 ha, năm 1987 là 16 ha) [7], [16].

Như vậy, ở các nước tư bản Tây Âu số lượng trang trại đều có xu hướng giảm, quy mô trang trại lại tăng lên.

c. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở nước Mỹ

Nước Mỹ là nơi có kinh tế trang trại rất phát triển. Năm 1950 ở Mỹ có 5.648.000 trang trại và có xu hướng giảm dần về số lượng. Năm 1960 còn 3.962.000, năm 1970 còn 2.954.000 và năm 1992 còn 1.925.000. Như vậy số lượng trang trại từ năm 1950 đến 1992 giảm bình quân là 2,6%. Trong khi diện tích bình quân của trang trại cũng tăng lên, năm 1950 là 86 ha, năm 1960 là 120 ha, năm 1970 là 151 ha và năm 1992 là 198,7 ha, diện tích trang trại tăng bình quân hàng năm 2% [7], [18].

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

1.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam qua các thời kỳ a- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến a- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến

“Trong thời kỳ này đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập các đồn điền, doanh điền được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như: điền trang, điền doanh, thái ấp” [8].

b-Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

“Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp thời kỳ này là khai thác thuộc địa, cho nên thực dân Pháp đã ban hành một số chính sách như: Chính sách ruộng đất, chính sách thuế, nhằm thiết lập các đồn điền để tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa. Năm 1927 chỉ riêng ở Bắc Kỳ đã có tới 155 đồn điền rộng từ 200 ha đến hơn 8.500 ha. Nam kỳ và Cao Nguyên Trung Kỳ, nhiều tên thực dân đã có những đồn điền rộng hàng vạn ha. Đến năm 1930, số ruộng đất do thực dân Pháp chiếm để lập đồn điền đã lên tới 1,2 triệu ha tương đương với khoảng ¼ diện tích đất canh tác của ta lúc bấy giờ” [10].

c-Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1950 đến nay.

Thời kỳ 1954-1975. ở miền Bắc nền nông nghiệp mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung, ở đó có các hình thức tổ chức sản xuất như: Nông - Lâm trường Quốc doanh, hợp tác xã Nông Nghiệp,… Mọi tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất được tập trung một cách triệt để, kinh tế tư nhân không được coi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 30 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)