Tình hình kinh tế của huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 66 - 69)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2.3. Tình hình kinh tế của huyện

Năm 2013 sản xuất nông - lâm nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hô trợ giá giống và đưa giống mới vào sản xuất, tích cực phòng trừ sâu, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi. Vì vậy về diện tích, năng suất, sản lượng đều hoàn thành các chỉ tiêu.

Tổng sản lượng lương thực cả năm 2013 đạt 40.160 tấn/39.000 tấn KH = 102,9%. Đã thực hiện chăm bón, thâm canh 1.100 ha chè, cải tạo 50 ha, trồng mới 120,55 ha, sản lượng chè đạt 18.500 tấn [4].

Sản lượng cây ăn quả các loại đạt 5000 tấn. Trong chăn nuôi một số con giống như: gà, bò, lợn, ong đã có hiệu quả trong tăng năng suất, có lợi cho nhà nông. Hiện nay toàn huyện có đàn trâu:15.789 con. Đàn bò 5.375 con; Đàn lợn 53.869 con. Tổng đàn gia cầm là 530.950 con. Về rừng đã trồng mới được được 1.325 ha, ươm được 125 vạn hom cây giống tai vườn ươm chuẩn bị cho việc trồng rừng năm 2015 [4].

Công tác khuyến nông: Thực hiện chuyển giao kỹ thuật theo nhu cầu của nông dân tại các xã và thị trấn được 185 lớp cho gần 7.000 hộ nông dân. Tổ chức hội thảo tổng kết mô hình 15 cuộc cho gần 1000 người tham dự. Các mô hình đều thu được kết quả tốt. Đó là các mô hình: Nuôi giun quế tại Cao

Ngạn, Nuôi ong nội tại xã Hoà Bình. Chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Khe Mo. Gieo cấy giống lúa mới tại Minh Lập, Linh Sơn, Hoá Trung…

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ: Giá trị sản lượng ước tính đạt 410 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương ước đạt 248 tỷ đồng. Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 183 tỷ đồng, trong đó của các hộ cá thể đạt 158 tỷ đồng, các doanh nghiệp 25 tỷ đồng.

Công tác giao thông: Di tu bảo dưỡng trên 300 km đường giao thông, nâng cấp 59 km, đổ bê tông 17,5 km

Mặc dù nền kinh tế của huyện Đồng Hỷ có những bước tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên huyện Đồng Hỷ vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung tự cấp.

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn (2011 - 2013)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%)

Tốc độ BQ 11-13 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 Tổng giá trị gia tăng 621.047 100 772.533 100 1.133.682 100 124,4 146,7 135,6 Ngành NLTS 159.998 25,76 211.332 27,36 273.415 24,12 132,1 129,4 130,8 Ngành CN-X Dựng 215.617 34,72 259.557 33,60 403.812 35,62 120,4 155,6 138 Ngành DVTM 245.432 39,52 301.644 39,05 456.456 40,26 122,9 151,3 137,1

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ 2011-2013

Tình hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2011-2013 được thể hiện ở bảng trên. Giá trị gia tăng của các ngành sản xuất được thể hiện tại biểu đồ sau:

Hình 3.1. Biểu đồ giá trị gia tăng của các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ

Qua biểu đồ trên cho thấy trong giai đoạn 2011-2013, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tỷ trọng về ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ tăng dần. Giá trị gia tăng của ngành thương mại dịch vụ chiếm cao nhất 40,26%. Nhưng xét về tốc độ gia tăng thì ngành công nghiệp xây dựng, xây dựng tăng cao nhất là 38% thấp nhất là ngành nông lâm thủy sản 30,8%. Sản xuất nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, vì vậy vai trò mô hình kinh tế trang trại và hộ gia đình càng tương đối quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện.

Nhờ có vị trí thuận lợi về đường giao thông (cả về đường bộ, đường thuỷ), dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh, trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ trên địa bàn huyện không ngừng tăng, năm 2011 là 246.770 triệu đồng thì đến năm 2013 là 318.729 triệu đồng tăng 71.959 triệu đồng, tương đương 29%. Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm và cải tạo nâng cấp và xây mới, cơ sở giao lưu buôn bán mở rộng, sản xuất hàng hoá phát triển. Bên cạnh đó

các ngành dịch vụ như: ăn uống công cộng, kinh tế văn phòng phẩm, cơ khí… phát triển đa dạng, hàng hoá phụ cụ theo chính sách được quan tâm như mặt hàng thiết yếu, mặt hàng trợ giá, trợ cước: như muối iốt, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, giống cây lương thực,… để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Trong những năm gần đây do hệ thống giao thông của huyện được nâng cấp và đầu tư, vị trí thuận lợi sẵn có về đường giao thông nên hoạt động thương mại dịch vụ có bước chuyển biến tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 66 - 69)