Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

- Hệ thống đường giao thông: Mạng lưới giao thông huyện Đồng Hỷ đã đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế - xã hội. Từ Thành phố đi qua trung tâm huyện là tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ dài 47,5 km. Hệ thống đường sông khoảng 45 km từ xã Văn Lăng đến xã Huống Thượng. Hiện nay giao thông Đồng Hỷ có tổng số 667 km. Đến nay toàn bộ 20 xã thị trấn của huyện đã có đã có đường giao thông nông thôn và trung tâm xã, ôtô đi lại thuận tiện, giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng của nhân dân và các dân tộc toàn huyện Đồng Hỷ. Tuy nhiên hệ thống giao thông ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, chưa có đường nhựa, có những đường rải sỏi, đá ong, đường gồ ghề, lầy lội khi trời mưa cũng ảnh hưởng đến việc giao lưu kinh tế - xã hội. Do vậy, cần phải có những biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng hệ thống giao thông của huyện để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế xã hội.

- Thuỷ lợi của huyện: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện đã xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ. Toàn huyện có 49 hồ chứa nước; 52 đập dâng 68 trạm bơm và 147,915 km kênh mương nội đồng được xây dựng kiên cố hoá, phân bố đều trên địa bàn huyện.

- Trạm thuỷ nông: Công tác quản lý khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi được đảm bảo trong mùa mưa lũ, phục vụ tưới tiêu kịp thời theo yêu cầu sản xuất. Trong vụ xuân diện tích tưới nước bằng các công trình thuỷ lợi

khoảng trên 2.200 ha; vụ đông khoảng trên 1.100 ha rau màu các loại. Tuy nhiên, ở một số xã vùng cao do địa bàn, địa hình chủ yếu là đồi núi nên hệ thống thuỷ lợi còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết là tưới nhờ nước trời, vì vậy hạn chế cho việc luân canh cây trồng nhất là đối với cây trồng vụ đông xuân.

- Về lưới điện: Đồng Hỷ có 6 tuyến lưới 35KV và 4 tuyến 6KV. Số trạm biến áp toàn huyện là 49 trạm. Đến nay 20/20 xã, thị trấn trong huyện có điện lưới quốc gia, trong đó: 2 xã vùng cao Văn Lăng, Tân Long; 2 xã vùng đặc biệt khó khăn Hợp Tiến, Cây Thị lưới điện đã đáp ứng được 80% số hộ trong toàn xã.

- Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: Toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã, số máy điện thoại trên toàn huyện là 6.162 máy, đạt bình quân 49 máy điện thoại trên 1000 dân 100% số xã trong huyện có báo đọc trong ngày.

- Trường học trạm xá: Toàn huyện có 47 trường phổ thông, trong đó có 2 trường phổ thông trung trường trung học; 20 trường trung học cơ sở và toàn huyện có 22 trường mầm non. Đến nay đã có 100% số phòng học được ngói hoá, đã xoá bỏ được chế độ học ba ca, các xã và thị trấn đã có phòng học cao tầng. Toàn huyện có 1 bệnh viện một trung tâm y tế, 2 phòng khám khu vực, 20 trạm xá, đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người dân của huyện.

- Các công trình xây dựng khác: Như vấn đề nước sạch nông thôn, điện... đã được chính quyền huyện quan tâm. Tại các xã vùng cao đã ổn định được vấn đề du canh du cư, giải quyết nước sạch ở các vùng xa đô thị, đưa điện lưới quốc gia tới 20/20 xã thị trấn của huyện. Đồng Hỷ có 6 tuyến lưới 35 KV và 4 tuyến 6KV, số trạm biến áp toàn huyện là 49 trạm.

Các xã và thị trấn của huyện đã có điểm bưu điện văn hoá xã, số máy điện toại của toàn huyện là hơn 6000 máy. 100% các xã đã có báo đọc trong ngày.

- Văn hoá thông tin - thể dục thể thao: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã thu được kết quả đáng khích lệ: đến cuối năm 2011, có 19.250 hộ đạt gia đình văn hoá; 120 khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến; 55 làng được công nhận làng văn hoá; 132 cơ quan đạt cơ quan văn hoá; toàn huyện có 158 nhà văn hoá. Toàn huyện có 285 cụm loa truyền thanh đã góp phần phổ biến, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đến nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 64 - 66)