Về thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu luận văn

3.2.6.1. Về thị trường tiêu thụ

Mong muốn của chủ trang trại không phải chỉ là những mùa bội thu, mà điều chủ yếu đối với họ chính là thu nhập có được từ việc bán các sản phẩm thu hoạch. Khi nông nghiệp chuyển từ giai đoạn tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì người sản xuất bắt đầu phải đối phó với những khó khăn thường xuyên của cơ chế thị trường. Do đó, thị trường có vai trò tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất.

Hình thức tiêu thụ nông sản phẩm của các trang trại hiện nay chủ yếu là bán cho các thương lái và bán tươi. Do lực lượng tư thương là lực lượng chính trong tiêu thụ và do ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên giá nông sản thường biến động rất nhiều.

Nghiên cứu khả năng tiếp cập thị trường của các trang trại cho thấy, hầu hết các trang trại gặp nhiều khó khăn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá chung của trang trại khi tiếp cận thị trường được thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Khả năng tiếp cận thị trƣờng của các trang trại

ĐVT: % trang trại

Các hoạt động Mức độ tiếp cận

Dễ dàng Vừa phải Khó khăn

1.Mua vật tư nông nghiệp 40 50 10

2.Mua máy móc, thiết bị 32 46 22

3.Thuê lao động 73 18 9

4.Thông tin KHKT 25 50 25

5.Tiêu thụ sản phẩm 18 30 52

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại mẫu năm 2013

Đa số các trang trại cho rằng không gặp nhiều khó khăn trong việc mua các yếu tố đầu vào, đặc biệt là việc tìm mua vật tư nông nghiệp, thuê lao động và mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên các trang trại gặp nhiều

khó khăn trong việc bán các sản phẩm (tìm thị trường đầu ra khó khăn, thị trường không ổn định), đây cũng là nhân tố quan trọng tới khâu thu tiền về của cả trang trại trại sau một quá trình dài sản xuất.

Về thông tin thị trường có tới 58% số các trang trại cho rằng thông tin thị trường mà họ có được là không đầy đủ, không đáng tin cậy và thiếu chính xác, chỉ có 15% số các trang trại cho rằng thông tin thị trường có chất lượng cao. Đối với thông tin khoa học kỹ thuật thì có đến 65% số trang trại cho là giúp ích được và có khả năng áp dụng cho trang trại. Mặt khác, nó cũng cho thấy cơ hội được tiếp cận và khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật của các trang trại ngày càng cao hơn. Đối với tình hình tiêu thụ sản phẩm thì có tới 90% chủ trang trại cho rằng giá bán nông sản thấp, điều này một mặt do chất lượng sản phẩm của trang trại còn ở mức thấp và trung bình, trong khi đó mức độ cạnh tranh của hàng nông sản là cao. Số liệu bảng 3.18 cho thấy có tới 68% số trang trại cho rằng sản phẩm của họ bị cạnh tranh mạnh mẽ.

Bảng 3.18. Giá cả, chất lượng và mức độ cạnh tranh của thị trường nông nghiệp

ĐVT: % ý kiến của trang trại

Các hoạt động Giá cả Khả năng thích ứng Mức độ cạnh tranh Cao TB Thấp Tốt TB Kém Mạnh TB Yếu

1.Vật tư nông nghiệp 80 20 0 55 20 25 65 17 18

2.Máy móc thiết bị 90 10 0 40 50 10 25 30 55

3.Lao động 53 35 12 45 50 5 40 50 10

4.Thông tin thị trường SP - - - 15 27 58 - - -

5.Thông tin KHKT - - - 65 15 20 - - -

6.Sản phẩm của TT đem bán 4 6 90 20 50 30 68 22 10

Tóm lại, vấn đề giá cả và thị trường tiêu thụ đã và đang tác động không thuận lợi rất lớn đến khả năng sản xuất nông sản của các trang trại và thường gây nhiều thiệt thòi cho nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặng Ngọc Huyền. (Trang 92 - 94)