Tổng quan về Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống haccp cho quy tình sản xuất tôm càng xanh nguyên con đông lạnh xuất khẩu (Trang 36 - 157)

 Tên công ty

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1. Tên giao dịch: Seafood Joint Stock Company No.1. Tên viết tắt: Seafood Viet Nam

Biểu tượng của Công ty:

Trụ sở chính: 1004A Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.HCM

Điện thoại: (08) 9741135-9741136 Fax : (08) 8643925

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 30 Website: www.seajocovietnam.com.vn

Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000113 đăng ký lần đầu ngày 10/07/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 03/11/2006 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp.

 Lịch sử thành lập và phát triển của Công ty

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 tiền thân là Xí nghiệp thủy sản đông lạnh Việt Hoa, trụ sở đóng tại 536 Âu Cơ, Quận Tân Bình.

Sau năm 1975, trở thành Xí Nghiệp Thủy Sản Số 1 trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Seaprodex Việt Nam).

Đến năm 1979, khi ngành thủy sản nước ta bị sa sút do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trước tình hình đó, Công ty Seaprodex đã mạnh dạn đề nghị thực hiện cơ chế hoạch toán độc lập, tự cân đối, tư trang trải và được Hội đồng Bộ trưởng chấp nhận. Xí nghiệp đông lạnh Thủy Sản Số 1 đã theo kịp tình hình đổi mới này và trở thành đơn vị đầu tiên trong Công ty có vốn đầu tư lớn nhất.

Xí nghiệp đã chủ động tìm khách hàng để thu mua nguyên liệu sản xuất hoặc gia công chế biến các mặt hàng thủy sản cho các tỉnh. Nhưng cơ chế liên doanh nhà nước chưa rõ ràng, chưa quy định trách nhiệm rõ rệt cộng thêm sự quản lý lõng lẽo của công ty nên việc thực hiện hợp đồng các tỉnh không nghiêm túc làm hao hụt vốn đầu tư và cuối cùng xí nghiệp đã lâm vào tình trạng khó khăn, vốn hao hụt, công nhân lương không đủ sống.

Năm 1985, Công ty Seaprodex đã thành lập xưởng thực hiện Bá Lợi chuyên nghiên cứu và sản xuất thử các mặt hàng mới, trực thuộc trung tâm KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) của Công ty.

Trước tình trạng khó khăn của Công ty Thủy Sản Số 1, Công ty Seaprodex đã quyết định sát nhập Xí nghiệp đông lạnh Thủy Sản Số 1với xưởng Ba Lợi và bắt đầu tiến hành việc đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng cường bộ phận nghiên cứu kỹ thuật, mở rộng thị trường nhằm phục hồi lại Xí nghiệp.

Ngày 08/08/1989, Trung tâm kỹ thuật chế biến đông lạnh và mặt hàng mới ra đời trực thuộc tổng Công ty Thủy Sản Việt Nam.

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 31 Năm 1996, Xí nghiệp lên kế hoạch nâng cấp Xí nghiệp và đã được Tổng Công ty duyệt dự án nâng cấp Xí nghiệp với 811.500 USD dự toán. Xí nghiệp được tặng huân chương lao động hạng 3, huân chương lao động hạng 2.

Theo quyết định số 15/2000/QĐ-TTG ngày 31/12/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chuyển Xí Nghiệp mặt hàng mới thuộc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam thành công ty cổ phần. Ngày 1/07/200 Công ty Cổ Phần Thủy sản số 1 chính thức ra đời và hoạt động. Công ty đã đạt chuẩn về chất lượng của EU và DL01 và là công ty thủy sản đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO 9002.

Ngày 29/12//2006 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí Minh với mã số SJ1. Đây là một bước tiến mới trong việc đại chúng TP.Hồ Chí Minh với mã số SJ1.

Ngày 08/06/2009 Công ty chuyển yết sang Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để phù hợp với quy định Nhà nước.

22/04/2011 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 tổ chức khánh thành nhà máy Chế Biến Thực Phẩm Tan Phú Trung và kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty Cổ phần Thủy Sản Số 1. Nhà máy Chế Biến Thực Phẩm Tân Phú Trung nằm tại lô C2, Đường D4, Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.HCM.

Phương châm hoạt động của Công ty:

“Chất lượng – Uy tín: Sự sống Còn của Công ty” “Hợp tác cùng chia sẽ lợi nhuận”

Chúng tôi mong mỏi được làm bạn hàng của tất cả các bạn.

1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty

 Các hoạt động chính

Công ty chủ động sản xuất kinh doanh, tự tìm kiếm thị trường, khách hàng. Công ty có đủ tư cách pháp nhân để kí hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hợp đồng này cá phân xưởng sẽ nhận nhiệm vụ tiến hành sản xuất theo đúng điều khoản đã quy định trong hợp đồng.

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 32 Mặt hàng chính của Công ty được phân vào các nhóm sau:

 Tôm : đông block, đông rời, tôm luộc...

 Mực : mực fille , mực cắt khoanh..

 Ghẹ : càng ghẹ, đùi ghẹ...

 Cá : cá lưỡi trâu fille cuộn vòng,.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thủy sản khác: nghêu, sò, ốc...

 Ngành nghề kinh doanh:

Công ty tiến hành thu mua nguyên liệu, tiến hành sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy hải sản, nông sản, súc sản và các loại hàng hóa.

Thực hiện dịch vụ, cung cấp vật tư, thiết bị và lắp đặt công trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí hệ thống điện nhằm phục vụ hoạt động sản xuất khinh doanh của công ty.

Hợp tác kinh doanh liên kết với các tổ kinh tế trong và ngoài nước.

Công ty đã được phép xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Thụy Sĩ, Mỹ, Nhật,...

 Nhiệm vụ chức năng và định hướng phát triển.

Nhiệm vụ: Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 hoạt động theo luật Công ty, thực hiện đầy đủ các

quy chế và điều lệ của Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu: Công ty không ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực cạnh

tranh, tối đa hóa các lợi nhuận có thể được, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các cổ đông.

Phạm vi hoạt động:

Trong nước: Công ty chủ yếu thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở thị trường phía

Nam và một số tỉnh miền Trung.

Ngoài nước: Công ty chủ yếu chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản theo

đơn đặt hàng của các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Đại Dương.

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 33 Công ty chú trọng uy tín thương hiệu tại các thị trường hiện có băng cách tăng cường chất lượng sản phẩm, đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Úc... bên cạnh đó đưa sản phẩm xâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường trong nước.

Tình hình kinh doanh:

Hiện nay Công ty đang sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy hải sản, các mặt hàng có giá trị cao như: tôm tẩm bột, các loại sushi: mực, tôm, cá..., cá lưỡi trâu fillet ghép, chả giò, chạo tôm, ghẹ và các sản phẩm sống chín như : mực, bach tuộc,...Sản phẩm được đóng gói theo qui cách hàng xuất khẩu của hiệp hội thủy sản thế giới. Các sản phẩm đều tuân thủ nghiêm ngặt các vi phạm về chất lượng, những tiêu chí về vệ sinh an toàn dinh dưỡng do các hiệp hội trong khu vực hoặc các thị trường quy định như: HACCP, GMP, ISO 9000, ....Ngoài các mặt hàng chế biến thủy hải sản, nông sản, ...Công ty còn kinh doanh các dịch vụ như: xuất khẩu thủy hải sản, cho thuê kho bãi, nhà xưởng,... nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho sản xuất chế biến của công ty là thị trường Vũng Tàu, Kiên Giang, Tiền Giang, Bình Thuận, Bến Tre,...do các đại lý mang tới, đồng thời công ty cũng tổ chức thu mua ngay tại đầm nuôi của dân đảm bảo chất lượng cũng như giá cả, đảm bảo nguồn nguyên liệu.

Về cơ cấu thị trường: Các sản phẩm của nhà máy thường được sản xuất theo đơn dặt hàng

của các nước:

 Châu Á: Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông.

 Châu Âu: Pháp, Đức.

 Châu Mỹ: Canada, Mỹ.

 Châu Đại Dương: Úc.

1.2.3. Địa điểm xây dựng

 Địa điểm xây dựng

Phân xưởng 2: tại 536 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Diện tích: 1.656m2.

Trụ sở chính, nhà xưởng tại: 1004A Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh. Diện tích: 13.878 m2.

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 34 Chi nhánh văn phòng, kho tại số 8 – Đường số 3 – Cư Xá Lữ Gia – Phường 15 – Quận Tân Bình – TP.Hồ Chí Minh. Diện tích: 1.295 m2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà máy tại khu công nghiệp Tân Phú Trung, Lô C2, Đường D4, Huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Tổng diện tích: 35.419 m2. Trong đó diện tích nhà xưởng 26.500 m2. Cách quốc lộ 22: 2 Km.

 Hệ thống cơ sở hạ tầng của Công ty

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Công ty bao gồm: các đường nội bộ cho người và xe được xậy dựng khá vững chắc. Hệ thống điện sử dụng là mạng lưới điện Thành phố, ngoài ra để đảm bảo cho quá tình sản xuất và bảo quản hàng hóa diễn ra bình thường khi có cúp điện thì công ty còn trang thiết bị máy phát điện 1500KVA.

Hệ thống nước sử dụng cho toàn bộ công ty là hệ thống nước khoan. Nước được bơm lên bồn sau đó qua các khâu xử lý nhằm loại bỏ các tạp chất và khử trùng rồi được bơm lên bể lớn và cung cấp nước cho việc sản xuất và sinh hoạt. Lượng nước sử dụng trung bình mỗi ngày là khoảng 200m3.

1.2.4. Phân tích ưu nhược điểm của việc quy hoạch bố trí mặt bằng

Nhìn chung cách bố trí về mặt bằng của công ty là hợp lý và thuận tiện cho sự chuyên chở nguyên vật liệu đến công ty, xe chở nguyên liệu có thể trực tiếp vào khu vực tiếp nhận, tại đây nguyên liệu được trực tiếp tiếp nhận để kiểm tra và phân loại. Sau đó nguyên liệu được chuyển vào khu vực sản xuất để sơ chế.

Diện tích Công ty khá rộng, thông thoáng thuận tiện cho việc quay đầu xe khi vận chuyển nguyên liệu vào hoặc ra .

Khuôn viên Công ty có hệ thống cây xanh nên có chỗ thoáng mát cho công nhân ngồi nghĩ.

Hệ thống kho lạnh công ty khá đầy đủ, bố trí các kho khá hợp lý. Kho quản lý nguyên liệu nằm gần cỗng công ty, kho trung chuyển nằm cạnh phòng bao gói thông với bao gói bằng cửa nhỏ để tiện cho việc chuyển thành phẩm sau khi bao gói vào kho ngay. Khi bảo quản thành phẩm đặt phía trong công ty hạn chế những tác động không tốt từ ngoài môi trường.

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 35 Kho đá vẩy nằm ngay trong phòng chế biến thuận lợi cho việc sản xuất và đảm bảo vệ sinh.

Văn phòng công ty và nhà ăn đặt cách biệt khu sản xuất nên có thể tránh và giảm được sự nhiễm chéo.

Công ty có khu vực cấp dưỡng rộng lớn và thoáng mát, việc ăn uống được theo quy định đúng địa điểm.

Phòng máy nằm cạnh phòng cấp đông nên đường ống dẫn chuyển môi chất ngắn, hạn chế sự rò rĩ và kiểm soát dễ dàng. Bên cạnh đó phòng máy được bố trí khá thông thoáng, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Nhà vệ sinh công nhân đặt cách biệt với khu sản xuất.

Phòng điều hành sản xuất đặt ở vị trí quan sát hầu như toàn bộ phân xưởng sản xuất. Có sảnh chờ nhập liệu rộng, có mái che. Khu tiếp nhận nguyên liệu nằm sát và có cửa ô tô thông ra sảnh chờ nhập liệu. Mặt sàn khu tiếp nhận nguyên liệu cao hơn mặt sảnh chờ nhập liệu một khoảng bằng chiều cao một gầm xe bốn bánh. Tạo thuận lợi cho việc bốc dỡ nguyên liệu vào khi tiếp nhận, hạn chế được những ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh.

Mỗi khu vực sản xuất có lối đi riêng, có cửa ra vào bố trí tương đối hợp lý, có màng che chắn, hố nhúng ủng được bố trí ngay lối ra vào của khu vực sản xuất.

Bố trí dây chuyền sản xuất tương đối hợp li, quy trình đi theo đường thẳng không có sự nhiễm chéo.

Hệ thống xử lí nước các hồ nước đặt phía sau, riêng biệt với khu sản xuất. Tất cả các vòi nước đều có vòi nối và được gác cao, đánh số thứ tự.

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 36

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Nguồn nhân lực

Tổng số lao động trong công ty: trên 700 người. Do tính chất công việc nên số lượng nhân viên nữ chiếm hơn 70% trong tổng số lao động.

Trình độ văn hóa:

 Trên đại học: 1 người

 Đại học: 40 người  Trung cấp:: 50 người  Phổ thông: 609 người Tổ KCS Tổ cơ điện lạnh Tổ KCS Kho lạnh Tổ cơ điện lanh Đội tẩm bột Đội xếp khuôn Đội phân cỡ Đội tiếp nhận bao trang Đội sơ chế Đội phân cỡ Đội tiếp nhận bao trang Đội xếp khuôn Đội sơ chế Y tế Đội xe Bếp Bảo vệ Kho lạnh Tổ KCS PX2, PX3 Phòng vi sinh Dvụ KD Quản đốc PX2 Quản đốc PX1 PGĐ XUẤT KHẨU PGĐ K.THUẬT CƠ ĐIỆN PGĐ KẾ TOÁN TÀI VỤ PGĐ TỔ CHỨC H.CHÍNH PGĐ KỸ THUẬT SX

P.X Khẩu P.KDoanh P.KCS P.Kỹ thuật

máy

P.T Chức HC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 37  Bố trí nhân sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban giám đốc: 4 người gồm: 1 tổng giám đốc và 3 giám đốc (1 giám đốc điều hành sản xuất, 1 giám đốc kinh doanh, 1 giám đốc tài chính).

 Phòng tổ chức hành chính 6 người

 Phòng kế toán- tài vụ 6 người

 Phòng xuất khẩu và kinh doanh 7 người

 Phòng kỹ thuật máy 20 người

 Phòng điều hành KCS 40 người

 Phòng kiểm nghiệm 4 người

 Phòng phát triển mặt hàng mới 5 người

 Bảo vệ 10 người

 Cấp dưỡng 8 người

 Ra đá 7 người

 Bao Trang 35 người

 Tiếp nhận 35 người

 Phân cỡ 210 người

 Bảo quản lạnh 135 người

 Xếp khuôn 137 người

 Sơ chế 101 người

1.2.6. An toàn lao động

Bộ phận điều hành sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.

Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng. Máy móc thiết bị được kiểm phòng máy của công ty kiểm tra định kỳ hàng tuần.

Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.

SVTH: ĐẶNG HẢI HÂN Trang 38 Tại nơi đặt máy sản xuất thì nhà máy có dán hướng dẫn sử dụng thiết bị, công nhân đứng máy sẽ được cung cấp bảo hộ lao đông phù hợp với thiết bị đó và được đào tạo về an toàn sử dụng.

Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.

Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc: lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hút hơi khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, hệ thống chống rung xóc, cách ly vi sinh gây hại, cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh, đo kiểm môi trường lao động...

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động. Công ty có phòng y tế có một nhân viên y tế chịu trách nhiệm:

 Thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở nhà máy và sơ cứu, cấp cứu các trường hợp tai nạn lao động.

 Quản lý tình hình sức khỏe của người lao dộng, bao gồm: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển dụng, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp ( nếu có).

 Quản lý cơ sở trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca sản xuất (nếu có) và theo phân xưởng sản xuất.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống haccp cho quy tình sản xuất tôm càng xanh nguyên con đông lạnh xuất khẩu (Trang 36 - 157)