Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 38 - 40)

2010, 2010-2011 và học kỳ I năm học 2011-2012.

3.1 Bài học kinh nghiệm

Công tác kiểm tra nội bộ trường học chiếm một vị trí rất quan trọng trong công tác quản lý của người hiệu trưởng, nó tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính công tác kiểm tra giúp hiệu trưởng nắm bắt được hoạt động hằng ngày của CBGV-NV, tình hình học tập của học sinh, đồng thời góp phần ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra trong nhà trường. Qua việc kiểm tra giúp hiệu trưởng thu

thập thông tin về CBGV-NV được chính xác và khoa học hơn, nắm được những ưu khuyết điểm nhằm điều chỉnh công tác quản lý sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, tạo điều kiện cho CBGV-NV thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình ở đơn vị. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của hiệu trưởng trường Tiểu học, người hiệu trưởng cần triển khai hiệu quả một số nội dung sau:

Một là: Thực hiện tốt quy trình tổ chức kiểm tra ngay từ bước xây dựng kế

hoạch, tổ chức, chỉ đạo, cho đến việc kiểm tra và tổng kết điều chỉnh. Từ đó, tạo điều kiện cho lực lượng kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra đánh giá.

Hai là: Kế hoạch kiểm tra phải thể hiện rõ nội dung, phương pháp, hình thức

kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải thực sự khoa học, cụ thể, rõ ràng, đồng thời phải phối hợp nhịp nhàng với hệ thống các kế hoạch khác của nhà trường và ngành giáo dục để tránh sự chồng chéo.

Ba là: Xây dựng chuẩn kiểm tra theo từng tiêu chí cụ thể, chi tiết, dễ vận dụng, đảm bảo tính pháp lý và phù hợp với tình hình thực tế trong nhà trường.

Bốn là: Người Hiệu trưởng cần làm tốt công tác thu hút quần chúng tham

gia vào công tác kiểm tra, phải biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng, tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh hình thức giả tạo, góp phần tạo bầu không khí lành mạnh trong tập thể, từ đó công việc kiểm tra dễ tiến hành hơn và hiệu quả của công việc kiểm tra sẽ cao hơn, có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện quy chế chuyên môn được tốt hơn, không phải có vấn đề mới là kiểm tra, mà kiểm tra là một công việc thường xuyên của hiệu trưởng trường tiểu học.

Năm là: Hiệu trưởng phải sắp xếp công việc của nhà trường thật chặt chẽ và

khoa học. Thành lập ban kiểm tra ngay từ đầu năm học với đủ các thành phần, có phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các thành viên trong ban kiểm tra. Thống nhất các biểu mẫu báo cáo kết quả kiểm tra của các bộ phận để thu thập các thông tin tự kiểm tra dễ dàng hơn và có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra.

Sáu là: Hiệu trưởng cũng cần có kế hoạch kiểm tra đôn đốc việc thực hiện

của phó hiệu trưởng. Hiệu trường cần xây dựng cơ chế kiểm tra gián tiếp một cách hiệu quả đối với các tổ chuyên môn mà tổ trưởng chuyên môn có năng lực tổ chức kiểm tra tốt, cần tăng cường hơn nữa cơ chế kiểm tra trực tiếp để đẩy mạnh hơn nữa chất lượng giảng dạy và giáo dục. Tham mưu với các cấp xin chủ trương giải quyết chế độ đãi ngộ, khen thưởng cho các thành viên của ban kiểm tra hoàn thành xuất nhiệm vụ kiểm tra.

Bảy là: Chú trọng việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ kiểm tra

cho các thành viên trong ban kiểm tra giúp lực lượng kiểm tra nắm rõ nguyên tắc, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảm bảo chính xác và có chất lượng.

Tám là: Hiệu trưởng cần quan tâm đến công tác xây dựng bầu không khí

tâm lý của tập thể sư phạm, thể hiện sự quan tâm giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, làm cho đội ngũ CBGV-NV hiểu rằng việc làm của ban kiểm tra không phải là “bới lông, tìm vết” mà kiểm tra là để phát triển hệ thống, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.

Với kết quả đạt được còn khiêm tốn nhưng tôi tin tưởng rằng người hiệu trưởng trong nhà trường Tiểu học nếu thực sự coi trọng và quan tâm thích đáng đến công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường, thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên thì chắc chắn chất lượng giáo dục trong nhà trường sẽ được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo nguồn lực cho đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w