Đánh giá, xếp loại:

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 32 - 33)

KẾ HOẠCH KIỂM TRA CỦA HIỆU TRƯỞNG

3.1.4.2.2.Đánh giá, xếp loại:

Một trong những việc làm trong công tác kiểm tra của Hiệu trưởng là đánh giá, xếp loại CBGV-NV. Căn cứ vào kết quả thu được sau kiểm tra, Ban kiểm tra cần phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở xác định nhiệm vụ của CBGV-NV theo các văn bản quy định. Cần phân biệt rõ nội dung hoạt động nào là chính. Khi đánh giá, cần đảm bảo 2 yêu cầu sau;

Một là: Khẳng định được ưu điểm, hạn chế của CBGV-NV được kiểm tra. Hai là: Xếp loại đối tượng được kiểm tra, khẳng định mức độ đạt được trong

việc thực hiện nhiệm vụ so với quy định và yêu cầu chung.

Đánh giá cần căn cứ vào chuẩn kiểm tra và phải vận dụng một cách sáng tạo và thật linh hoạt. Xếp loại theo 4 mức: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.

3.1.4.2.3. Tư vấn:

Hiệu trưởng cần làm tốt công tác tư vấn sau kiểm tra nhằm mục đích giúp CBGV-NV được kiểm tra tự phân tích nội dung các hoạt động của bản thân, tự đánh giá được khoảng cách giữa yêu cầu đặt ra của công việc với kết quả đạt được, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Khi tư vấn, cần thực hiện nghiêm túc một số yêu cầu cơ bản sau: - Phải xác định đúng, trúng nội dung cần tư vấn;

- Trao đổi phải trên tinh thần đồng nghiệp, thẳng thắn, chân tình; - Nội dung tư vấn phải dựa trên thực tế đã quan sát được;

- Phải tôn trọng những thành tích đã đạt được của CBGV-NV;

- Những góp ý để khắc phục khó khăn phải khả thi, không mang tính áp đặt, phù hợp với hoàn cảnh công tác của CBGV-NV, đồng thời giải đáp được những băn khoăn của họ.

3.1.4.2.4. Thúc đẩy

Kiểm tra không chỉ tư vấn mà còn là thúc đẩy nhằm mục đích :

- Phát hiện và khẳng định những kinh nghiệm tốt của CBGV-NV, tạo sự tự tin cho họ, trên cơ sở đó phổ biến cho các CBGV-NV khác nhằm thúc đẩy cả hệ thống;

- Phát hiện những thiếu sót, yếu kém của CBGV-NV, đưa ra những kiến nghị để họ khắc phục; mặt khác phát hiện những khó khăn khách quan để nhà trường xem xét, tạo điều kiện cho CBGV-NV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Phát hiện những thiếu sót, chưa hợp lý của chương trình, sách giáo khoa và những quy định của các cấp có thẩm quyển để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thì người kiểm tra cần thực hiện các yêu cầu sau: - Xác định đúng, trúng nội dụng cần kiến nghị với bản thân người được kiểm tra, với nhà trường, với các cấp quản lý;

- Các kiến nghị đưa ra phải cụ thể, xuất phát từ thực tiễn quan sát được trong quá trình kiểm tra và trao đổi với CBGV-NV;

- Các kiến nghị phải đảm bảo tính khả thi cao cho những đối tượng được kiến nghị có thể thực hiện được sau một thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 32 - 33)