KẾ HOẠCH KIỂM TRA CỦA HIỆU TRƯỞNG
3.1.3. Biện pháp thứ ba: Xây dựng chuẩn kiểm tra.
Muốn đánh giá đúng đối tượng kiểm tra thì phải có khung chuẩn để làm công cụ so sánh, chuẩn kiểm tra phải được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước, các chỉ tiêu của nhà trường bao gồm:
- Hệ thống các văn bản pháp luật,văn bản pháp quy của nhà nước, hướng dẫn, chế độ chính sách có liên quan ( Luật giáo dục; Điều lệ trường Tiểu học; tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy;…)
- Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn,… - Đặc điểm tình của nhà trường, ...
Như chúng ta đã biết: Với mỗi nội dung kiểm tra thì có chuẩn kiểm tra tương ứng.
Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần theo các bước quy trình như sau:
Bước 1: Hiệu trưởng thu thập các thông tin từ các văn bản cấp trên, từ tình
hình thực tế của trường, cách đánh giá của các năm học trước.
Bước 2: Chọn lọc, tổng hợp, phân tích các thông tin, từ đó đưa ra dự thảo
chuẩn.
Bước 3: Đưa ra tập thể bàn bạc, góp ý, nhằm giúp Hiệu trưởng hoàn thành
công cụ đánh giá của mình đồng thời gây được bầu không khí thoải mái trong quá trình đánh giá.
Bước 4: Hiệu trưởng bổ sung và điều chỉnh.
Bước 5: Không những người kiểm tra phải nắm vững chuẩn kiểm tra mà đối tượng kiểm tra cũng phải nắm được chuẩn đó để tự kiểm tra, phấn đấu nâng cao chất lượng công tác theo chuẩn. Vì vậy, bước tiếp theo, hiệu trưởng ra quyết định
chính thức thông báo và ban hành chuẩn kiểm tra để mọi người nắm được và thực hiện theo chuẩn kiểm tra.
Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần chú ý nhiều đến thực tế của trường, đặc biệt có lưu ý đến đối tượng học sinh để đánh giá khách quan tránh thiệt thòi cho giáo viên khi chủ nhiệm cũng như giảng dạy lớp có nhiều học sinh yếu.
Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tuỳ thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên.
Ví dụ: Khi kiểm tra hoạt động sư phạm của GV (kiểm tra toàn diện): về hồ sơ sổ sách, quy chế chuyên môn, tiết dạy dựa vào khung chuẩn chung của Bộ Giáo dục để đánh giá, song đối với những CBGV-NV làm công tác kiệm nhiệm hoặc công tác chủ nhiệm phải dựa vào đặc điểm tình hình của lớp, của trường, địa bàn dân cư,… để đánh giá.Vì vậy khi đánh giá, ban kiểm tra cần nắm và vận dụng một cách linh hoạt chuẩn kiểm tra, một số hoạt động khó đánh giá có thể tham khảo thêm một số kênh thông tin khác và có sự bàn bạc, thảo luận thống nhất trong ban kiểm tra.