quả của chương trình đào tạo. Có thể sử dụng tỷ lệ giữa chi phí và lợi nhuận – khả năng thu lợi nhuận từ kinh phí đầu tư cho đào tạo (ROI), công thức tính như sau:
ROI (%) = Lợi nhuận x 100 Vốn đầu tư
Khi thực hiện những phép tính toán về ROI, điều quan trọng là phải sử dụng những nguồn thông tin chính xác trước khi ước tính chi phí và lợi ích đối với việc đào tạo.
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUY TRÌNH ĐÀO TẠONGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1 Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải xây dựng cho mình mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ bao gồm mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn. Vào từng thời kỳ, mục tiêu, chiến lược sẽ được cụ thể thành kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh. Để có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra đòi hỏi tổ chức phải đáp ứng nguồn nhân lực đủ về số lượng và cao về chất lượng. Quy mô nguồn nhân lực có thể đáp ứng thông qua tuyển dụng, luân chuyển, thuyên chuyển, đề bạt… Nhưng để có nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi phải thông qua đào tạo. Thực hiện đúng quy trinh đào tạo nhằm giúp cho doanh nghiệp có được đội ngũ lao động có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chiến lược sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới việc xác định nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo, số lượng đào tạo, nội dung đào tạo như thế nào để phù hợp với ngành nghề đào tạo. Để đạt được kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch nguồn nhân lực của doanh nghiệp, từ đó xây dựng được kế hoạch đào tạo phù hợp và đạt hiệu quả.
1.3.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và cơ sở vật chấtdoanh nghiệp doanh nghiệp