Bộ máy tổ chức của công ty mẹ

Một phần của tài liệu “ Hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (Trang 37 - 92)

TCT có bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Trong cơ cấu trực tuyến – chức năng này, mối quan hệ quản lý từ TGĐ đến các bộ phận , xí nghiệp, trung tâm là một đường thẳng và hệ thống quản lý được phân cấp thành các phòng, ban theo từng chức năng, nhiệm vụ riêng biệt để hỗ trợ cho TGĐ trong các lĩnh vực như: Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng, quản lý nhân sự, tài chính – kế toán, quản lý kỹ thuật công nghệ, xây dựng kế hoạch…

Ưu điểm lớn nhất của mô hình tổ chức này là chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng. Trong đó mỗi một phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, được chuyên môn hóa theo nghành nghề do đó phát huy được sức mạnh khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng. Mô hình tổ chức này đã tạo ra nhiều thuận lợi trong việc quản lý cho ban lãnh đạo của công ty.

Mô hình và cơ cấu tổ chức của TCT Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị gồm:

* Hội đồng quản trị:

mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Là đại diện phần vốn của Nhà nước tại các công ty con. HĐQT có nhiệm vụ quyết định các chiến lược lâu dài của tổ chức, có trách nhiệm giám sát TGĐ điều hành và những người quản lý khác.

* Ban kiểm soát

Là cơ quan do HĐQT bầu ra, hoạt động theo quy chế do HĐQT phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty mẹ, quyết định của chủ tịch HĐQT. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và TGĐ.

* Ban giám đốc

Ban giám đốc bao gồm TGĐ và các phó TGĐ chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động hàng ngày của Công ty mẹ theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trong đó TGĐ là người điều hành và có quyền quyết định các hoạt động hàng ngày của công ty mẹ và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó TGĐ là người giúp việc cho TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được TGĐ ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty.

* Các phòng ban, xí nghiệp, trung tâm:

- Phòng Tổ chức quản trị hành chính - Phòng Kế hoạch – Tổng hợp - Phòng Đầu tư - Phòng Tài chính- Kế toán - Phòng Kỹ thuật - công nghệ - Ban Quản lý dự án

- Xí nghiệp thi công

- Trung tâm chuẩn bị quỹ đất

- Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng

- Trung tâm Thương mại và xuất khẩu lao động - Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

Với mô hình trực tuyến - chức năng gồm các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp của Công ty mẹ được chuyên môn hóa về chức năng, nhiệm vụ, do đó, không có sự chồng chéo. Mà giữa các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp có sự phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình đào tạo tiến hành có hiệu quả. Mô hinh trực tuyến - chức năng này khá phức tạp đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao để quản lý và điều hành công ty có hiệu quả, tương ứng với việc xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý tại Công ty.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty mẹ

Tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị

Các Phó Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát

Phòng 1.Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính. 2.Phòng Kế hoạch – Tổng hợp 3.Phòng Đầu Tư 4.Phòng Tài chính – Kế toán 5. Phòng Kỹ thuật – Công Nghệ Ban 1.Ban Quản lý dự án I (Ban Trung Yên). 2.Ban Quản lý dự án II. 3.Ban Quản lý dự án III.

Xí nghiệp thi công 1.Xí nghiệp xây dựng số 1 2.Xí nghiệp xây dựng số 2 3.Xí nghiệp xây dựng số 3 4.Xí nghiệp xây dựng số 4 5.Xí nghiệp xây dựng số 5 6.Xí nghiệp xây dựng số 6 7.Xí nghiệp xây dựng số 9 Trung Tâm

11.Trung tâm chuẩn bị quỹ đất.

2.Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng.

3.Trung tâm thương mại và xuất khẩu lao động.

Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu 1.Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Sơ đồ 2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức Quản Trị Hành Chính5

Phòng được tổ chức hoạt động theo mô hình trực tuyến – chức năng. Trong đó, trưởng phòng trực tiếp phụ trách điều hành quản lý toàn bộ các công việc của phòng, công tác tổ chức hành chính, lĩnh vực đào tạo tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực, tiền lương. Những lĩnh vực còn lại do 3 phó phòng đảm nhiệm và báo cáo với trưởng phòng.

Cơ cấu lao động trong phòng có sự cân bằng giữa số lao động nam và lao động nữ. Những công việc như quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý các trang thiết bị của khối văn phòng, công tác bảo vệ được giao cho lao động nam đảm nhiệm. Còn lại những công việc như quản lý, lưu trữ văn thư, quản lý tiền lương, quản lý photo, fax, công tác vệ sinh văn phòng được giao cho lao động nữ đảm nhiệm. Điều này phù hợp với đặc điểm nổi bật của lao động nữ thường đòi hỏi sự cẩn thận. Theo độ tuổi lao động, cơ cấu trong phòng được phân bố tương đối đồng đều, không có lao động ngoài độ tuổi lao động. Trong đó, trưởng phòng và 3 phó phòng là những người có độ tuổi trên 45 giàu kinh nghiệm quản lý. Lực lượng lao động kế cận trong phòng là những nhân viên trẻ, năng động. Thâm niên công tác của người lao động trong phòng chủ yếu từ 5 – 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất (60%). Lực lượng lao động trong

5 Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính, (2008), Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức Quản trị Hành chính

Hành chính – Bảo vệ - Y tế

Tiền lương Quản lý xe con

Trưởng phòng

Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính sẽ chịu trách nhiệm chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực của toàn Công ty. Các phòng ban, xí nghiệp sẽ có cán bộ phụ trách công tác đào tạo thực hiện các công việc có liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị mình như xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo. Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính làm nhiệm vụ tổng hợp các nhu cầu đào tạo của các phòng ban, xí nghiệp, trình duyệt lên Ban lãnh đạo công ty xem xét. Sau đó, lên kế hoạch và thực hiện chương trình đào tạo, xây dựng nội dung môn học, bài giảng và lựa chọn cán bộ làm công tác giảng dạy… Chính nhờ đó, sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả.

2.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT giai đoạn 2006 – 2008Bảng 2.1: Bảng số liệu tài chính TCT giai đoạn 2006 – 2008 Bảng 2.1: Bảng số liệu tài chính TCT giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: Triệu đồng

Báo cáo kết quả kinh doanh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị sản lượng 470.77 0 532.79 0 746.18 0 Tổng doanh thu 432.39 0 480.75 0 621.24 0

Lợi nhuận trước thuế 80.072 98.112

124.00 0

Lợi nhuận sau thuế 49.703 63.591 75.761

Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản 225.34 0 348.37 0 564.77 0 Vốn chủ sở hữu 212.59 0 290.31 0 492.80 0 Tổng nợ phải trả 12.756 58.062 71.973

Khả năng sinh lợi

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 0.11 0.13 0.12

ROA (%) 22.05 18.25 13.41

ROE (%) 23.37 21.9 15.37

Rủi ro tài chính

Tổng Nợ/Tổng tài sản 0.056 0.17 0.12

Tổng Nợ/Vốn chủ sở hữu 0.06 0.2 0.14

Cùng với sự phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, UDIC vẫn luôn giữ vững được sự tăng trưởng ổn định và bền vững, công ty luôn là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2008, giá trị sản lượng của Công ty mẹ đạt 746.180 triệu đồng, tăng 40,05% so với năm 2007, tăng 58,5% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm trung bình đạt 25% – 30%. Nguyên nhân giá trị sản lượng của công ty do Công ty nhận thầu, tư vấn đầu tư được các công trình, dự án lớn. Hiện nay, các công trình và dự án đang được thi công, việc thực hiện được hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. UDIC luôn nâng cao vị thế và uy tín của mình trên thị trường.

Doanh thu của Công ty mẹ trong ba năm tăng trưởng với mức độ cao, trung bình đạt 27%/năm. Năm 2008, doanh thu của Công ty mẹ thực hiện đạt 621.240 triệu đồng, tăng 29% so với năm 2007, tăng 43,6% so với năm 2006.

* Lợi nhuận và chi phí

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ tăng dần qua các năm (2006 – 2008). Năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 75.761 triệu đồng, tăng 19,13% so với 2007 và tăng 52,42% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007, 2008 giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao (giá nguyên vật liệu tăng 12.17% so với các năm) dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao. Mặc dù giá thành sản xuất tăng, nhưng công ty mẹ vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng (lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế đều tăng). Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ có hiệu quả.

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Trong 3 năm 2006 – 2008, ROE của công ty mẹ đang có xu hướng giảm dần (từ 23% năm 2006 xuống còn 22% năm 2007 và giảm thành 15% trong năm 2008), nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty mẹ tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng chưa cao bằng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ tiêu không tốt đối với công ty bởi vì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu đang dần thấp đi. Điều đó chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu chưa tốt, vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả tối đa.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty mẹ giảm qua các năm. Năm 2008, ROA là 13,41%, giảm so với năm 2007 là 4,84%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản là 62,11% so với năm 2007 cao hơn so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là 19,14%.

* Rủi ro tài chính

Các hệ số rủi ro tài chính của tổng công ty biến động qua các năm, trong hai năm 2007, 2008 các hệ số này cao hơn nhiều lần so với năm 2006. Điều đó là do công ty ngày càng sử dụng nhiều nợ. Tuy nhiên chúng vẫn ở mức thấp, chứng tỏ rủi ro của công ty không lớn.

2.2.4 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty mẹ giai đoạn 2006 - 2008

2.2.4.1 Quy mô, cơ cấu lao động của công ty mẹ

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty mẹ

Đơn vị: Lượt người

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Theo giới tính Nam 110 17,4 129 17,81 143 17,02 Nữ 522 82,6 595 82,19 697 82,98 Theo chức năng Lao động trực tiếp 335 53,01 361 49,86 424 50,48

Lao động gián tiếp 297 46,99 363 50,14 416 49,52

Theo trình độ chuyên môn

Trên đại học 6 0,95 6 0,83 8 0,95

Đại học 231 36,55 281 39,81 305 36,31

Cao đẳng 24 3,79 30 4,14 37 4,4

Trung cấp 36 5,69 46 6,35 66 7,86

Công nhân kỹ thuật 119 18,82 123 16,98 153 18,21

Phổ thông 216 34,2 238 32,89 271 32,27

Tổng số lao động 632 100 724 100 840 100

biến động không lớn, bình quân 11%/năm. Đặc biệt trong năm 2008 tăng 116 lao động. Nguyên nhân là do công ty mẹ không ngừng đa dạng ngành nghề kinh doanh, sự tăng trưởng về quy mô và hình thức đầu tư, nhận thầu nhiều công trình và các dự án.

Do tính chất ngành nghề kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty chủ yếu sử dụng lao động nam chiếm khoảng 83% trong tổng số lao động, lao động nữ chỉ chiếm 17% trong tổng số lao động của công ty mẹ.

Bên cạnh đó trình độ chuyên môn lao động không ngừng được cải thiện chứng tỏ công tác tuyển dụng và đào tạo của Công ty có hiệu quả. Năm 2008 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty mẹ là 1655 người, trong đó lao động ký hợp đồng có thời hạn là 840 người, chiếm 50,75% tổng số lao động; lao động hợp đồng thời vụ là 815 người, chiếm 49,25% tổng số lao động. Sở dĩ số lao động thời vụ tăng cao là do trong năm 2008 công ty mẹ nhận nhiều dự án đầu tư, nhiều công trình xây dựng. Tính đến hết tháng 11/2008 tổng số lao động tuyển mới của công ty mẹ là 197 người. Lao động qua đào tạo, bồi dưỡng của Công ty mẹ tăng, tổng số người được đào tạo bồi dưỡng của Công ty mẹ là 211 người. Bình quân lao động trực tiếp tăng 51%/năm, lao động gián tiếp tăng 48,88%/năm. Tỷ trọng bình quân lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đều tăng, nhưng tăng nhẹ và xấp xỉ nhau.

2.2.4.2 Năng suất lao động

Bảng 2.3: Năng suất lao động

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm2006 Năm2007 Năm 2008

1 Tổng doanh thu Tr.đồng 432.390 480.750 621.240

2 Quỹ lương Tr.đồng 27.302 32.145 38.304

3 Số lao động Người 632 724 840

4 Số công nhân sản xuất Người 297 363 416

5 Tiền lương bình quân Trđ/người/tháng 3,6 3,7 3,8

6 Tiền lương của công

nhân sán xuất Tr.đồng 12.830 16.117 18.969

7 Năng suất lao động bình

quân Tr.đ/người/tháng 57,01 55,33 61,63

Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính

lượng lao động tăng 21%/năm). So với mặt bằng chung của toàn xã hội, thu nhập bình quân của người lao động ở UDIC được đánh giá là ở mức hợp lý. Trung bình mỗi năm thu nhập của người lao động tăng 2,7%. Năm 2008, tổng tiền lương của công nhân sản xuất chiếm 49,52% tổng quỹ lương của cả công ty, năm 2007 là 50,13%, năm 2006 chiếm 47% tổng quỹ lương. Hàng năm Công ty mẹ vẫn trích khoảng 50% quỹ lương để chi cho cán bộ công nhân viên, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cần thiết. Năng suất bình quân của công ty năm 2008 là 61,63 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,38% so với năm 2007, tăng 8,1% so với năm 2006. Tiền lương bình quân tháng năm 2008 là 3,8 triệu đồng tăng 2,7% so với năm 2007. Có thể nhận thấy năng suất lao động bình quân tăng cao hơn so với tốc độ lương bình quân của công nhân. Điều này cho thấy công ty vẫn chưa có chính sách tiền lương hợp lý thỏa mãn nhu cầu người lao động.

2.2.5 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty mẹ

2.2.5.1 Quy mô nguồn nhân lực của công ty mẹ

Bảng 2.4

Quy mô cán bộ công nhân viên của công ty mẹ

Đơn vị: Lượt người

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Lao động quản lý 297 47 363 50,14 416 49,5

2

Quản lý kỹ thuật 125 19,78 154 21,27 170 20,23

Quản lý kinh tế 74 11,71 90 12,43 106 12,62

Quản lý hành chính 98 15,51 119 16,44 140 16,67

Công nhân sản xuất 335 53 361 49,86 424 50,4

8

Tổng số 632 100 724 100 840 100

Một phần của tài liệu “ Hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (Trang 37 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w