MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY

Một phần của tài liệu “ Hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (Trang 33 - 92)

2.1.1 Khái lược về Tổng công ty

Trong nhiều năm gần đây, TCT Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đầu tư Đô thị luôn là doanh nghiệp hàng đầu của Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, có năng lực cao trong việc làm chủ các dự án khu đô thị mới, là doanh nghiệp có nền tài chính lành mạnh. UDIC luôn đạt được tốc độ phát triển cao và bền vững bình quân 20%– 25%/năm. Các công trình và dự án của Tổng công ty luôn luôn đạt yêu cầu cao về

chất lượng, thẩm mỹ.

UDIC được thành lập theo quyết định số 111/2004/QĐ- UB ngày 20/07/2004 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội do ông Nguyễn Quốc Triệu ký, được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Trong đó, công ty mẹ trực tiếp sản xuất kinh doanh, quản lý, chi phối và liên kết các hoạt động của công ty con, công ty liên kết nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của UDIC và các công ty thành viên.

Sau đây là một số thông tin giới thiệu về TCT:

• Tên tiếng Việt: Tổng công ty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Đô Thị

• Tên tiếng Anh: Urban Infrastructure Development Investment Corporation • Tên viết tắt: UDIC

• Tổng giám đốc: Ks.Nguyễn Minh Quang

• Địa chỉ: 27 Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 04.37731544 - 04.37731541

Fax: 04.37731544 Email: udic@hn.vnn.vn

Website: www.udic.com.vn

• Vốn điều lệ của TCT là 3,276 tỷ đồng. Số đăng ký kinh doanh: 0106000369

Tài khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Hà Nội. Số tài khoản: 0100106232.

• Logo của TCT:

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

TCT Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị, tiền thân là Công ty San nền thuộc Sở Xây dựng Hà Nội có truyền thống gần 40 năm, có được vị trí và uy tín như ngày nay UDIC đã trải qua các giai đoạn lịch sử như sau:

hố, đắp nền ở các công trường: hồ Bảy Mẫu, Kim Liên, Trung Tự…Đầu những năm 80, cùng với nhiệm vụ chính là san nền, Công ty được giao thêm chức năng làm đường giao thông nội bộ, phương tiện thiết bị xe, máy được bổ sung càng nhiều. Tháng 7/1987 Xí nghiệp Cơ giới thuộc Sở Xây dựng Hà Nội được sáp nhập với Công ty San nền làm cho năng lực sản xuất của Công ty được nâng cao.

Giai đoạn 2 (1988 - 1990): là những năm tháng khó khăn nhất của Công ty. Với một tổ chức có biên chế lớn, thi công chuyên sâu về san nền với chất lượng thiết bị xe, máy thô sơ. Công ty gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm do khối lượng công việc được giao theo kế hoạch bao cấp hàng năm không còn và những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông người lao động.

• Giai đoạn 3 (1991 - 2001): là giai đoạn Công ty tự khẳng định mình, đứng vững và phát triển trong kinh tế thị trường.

- Ngày 13/04/1990, Quyết định số 1740/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đổi tên Công ty San nền thành Công ty Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng và cho phép Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề mới.

- Ngày 05/01/1996, Quyết định số 47/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cho phép đổi tên Công ty thành Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị và bổ sung nhiều ngành nghề mới.

Sau hai lần được được đổi tên, Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên ba ngành nghề chính: tư vấn đầu tư, đầu tư xây dựng và thi công xây lắp. Công ty đã thực hiện công việc tư vấn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng như: Khu đô thị Trung Yên, Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Nhà 21 tầng 27 Huỳnh Thúc Kháng. Ngoài ra, Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng đầu tư xây dựng cho các công trình nước ngoài, liên doanh như Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư của Đài Loan, Khu siêu thị Bourbon…

• Giai đoạn 4 (2002 – 2005): là giai đoạn có bước phát triển nhảy vọt. Công ty đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước. Ngày

20/07/2004 Công ty đã được chọn làm Công ty mẹ để hình thành Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ đã thực hiện 12 dự án đầu tư thiết bị thi công hiện đại đã tạo được 3 ngành nghề mới: sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng, xử lý móng sâu, thi công nhà cao tầng.

• Giai đoạn 5 (2006 đến nay): TCT Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty San nền và các công ty thành viên. Công ty thực hiện các dự án đầu tư thiết bị công nghệ, xây dựng các công trình. Hiện nay, TCT đã mở rộng ngành nghề và thị trường, chủ động tìm kiếm việc làm và khách hàng, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Công ty mẹ và Công ty sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà Nội đang hoàn thiện các thủ tục để cổ phần hóa trong năm 2010.

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 111/2004/QĐ-UB, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

- Tham gia với các cơ quan chức năng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị theo định hướng phát triển chung của Thành phố.

- Xây dựng định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất; sản xuất kinh doanh các chủng loại vật liệu xây dựng.

- Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng: giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, bưu điện, thủy lợi, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất; Tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Đầu tư, xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường…), công nghiệp, điện (đường dây và trạm biến áp đến 110 KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao; Trang trí nội, ngoại thất công trình.

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nung và không nung, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại bê tông thương phẩm; Chuyển giao công nghệ, xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị để sản xuất vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, vật tư, máy móc thiết bị chuyên ngành xây dựng.

- Xuất khẩu lao động.

- Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, vận tải, du lịch, kho hàng,dịch vụ quảng cáo.

- Thi công và khai thác mỏ khoáng sản.

Trong số các ngành nghề trên thì doanh thu ngành đầu tư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của TCT.

2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG QUYTRÌNH ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY MẸ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY MẸ

2.2.1 Bộ máy tổ chức của công ty mẹ

TCT có bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Trong cơ cấu trực tuyến – chức năng này, mối quan hệ quản lý từ TGĐ đến các bộ phận , xí nghiệp, trung tâm là một đường thẳng và hệ thống quản lý được phân cấp thành các phòng, ban theo từng chức năng, nhiệm vụ riêng biệt để hỗ trợ cho TGĐ trong các lĩnh vực như: Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng, quản lý nhân sự, tài chính – kế toán, quản lý kỹ thuật công nghệ, xây dựng kế hoạch…

Ưu điểm lớn nhất của mô hình tổ chức này là chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng. Trong đó mỗi một phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, được chuyên môn hóa theo nghành nghề do đó phát huy được sức mạnh khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng. Mô hình tổ chức này đã tạo ra nhiều thuận lợi trong việc quản lý cho ban lãnh đạo của công ty.

Mô hình và cơ cấu tổ chức của TCT Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị gồm:

* Hội đồng quản trị:

mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Là đại diện phần vốn của Nhà nước tại các công ty con. HĐQT có nhiệm vụ quyết định các chiến lược lâu dài của tổ chức, có trách nhiệm giám sát TGĐ điều hành và những người quản lý khác.

* Ban kiểm soát

Là cơ quan do HĐQT bầu ra, hoạt động theo quy chế do HĐQT phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty mẹ, quyết định của chủ tịch HĐQT. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và TGĐ.

* Ban giám đốc

Ban giám đốc bao gồm TGĐ và các phó TGĐ chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động hàng ngày của Công ty mẹ theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trong đó TGĐ là người điều hành và có quyền quyết định các hoạt động hàng ngày của công ty mẹ và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó TGĐ là người giúp việc cho TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được TGĐ ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty.

* Các phòng ban, xí nghiệp, trung tâm:

- Phòng Tổ chức quản trị hành chính - Phòng Kế hoạch – Tổng hợp - Phòng Đầu tư - Phòng Tài chính- Kế toán - Phòng Kỹ thuật - công nghệ - Ban Quản lý dự án

- Xí nghiệp thi công

- Trung tâm chuẩn bị quỹ đất

- Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng

- Trung tâm Thương mại và xuất khẩu lao động - Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

Với mô hình trực tuyến - chức năng gồm các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp của Công ty mẹ được chuyên môn hóa về chức năng, nhiệm vụ, do đó, không có sự chồng chéo. Mà giữa các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp có sự phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình đào tạo tiến hành có hiệu quả. Mô hinh trực tuyến - chức năng này khá phức tạp đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao để quản lý và điều hành công ty có hiệu quả, tương ứng với việc xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý tại Công ty.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty mẹ

Tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị

Các Phó Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát

Phòng 1.Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính. 2.Phòng Kế hoạch – Tổng hợp 3.Phòng Đầu Tư 4.Phòng Tài chính – Kế toán 5. Phòng Kỹ thuật – Công Nghệ Ban 1.Ban Quản lý dự án I (Ban Trung Yên). 2.Ban Quản lý dự án II. 3.Ban Quản lý dự án III.

Xí nghiệp thi công 1.Xí nghiệp xây dựng số 1 2.Xí nghiệp xây dựng số 2 3.Xí nghiệp xây dựng số 3 4.Xí nghiệp xây dựng số 4 5.Xí nghiệp xây dựng số 5 6.Xí nghiệp xây dựng số 6 7.Xí nghiệp xây dựng số 9 Trung Tâm

11.Trung tâm chuẩn bị quỹ đất.

2.Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng.

3.Trung tâm thương mại và xuất khẩu lao động.

Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu 1.Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Sơ đồ 2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức Quản Trị Hành Chính5

Phòng được tổ chức hoạt động theo mô hình trực tuyến – chức năng. Trong đó, trưởng phòng trực tiếp phụ trách điều hành quản lý toàn bộ các công việc của phòng, công tác tổ chức hành chính, lĩnh vực đào tạo tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực, tiền lương. Những lĩnh vực còn lại do 3 phó phòng đảm nhiệm và báo cáo với trưởng phòng.

Cơ cấu lao động trong phòng có sự cân bằng giữa số lao động nam và lao động nữ. Những công việc như quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý các trang thiết bị của khối văn phòng, công tác bảo vệ được giao cho lao động nam đảm nhiệm. Còn lại những công việc như quản lý, lưu trữ văn thư, quản lý tiền lương, quản lý photo, fax, công tác vệ sinh văn phòng được giao cho lao động nữ đảm nhiệm. Điều này phù hợp với đặc điểm nổi bật của lao động nữ thường đòi hỏi sự cẩn thận. Theo độ tuổi lao động, cơ cấu trong phòng được phân bố tương đối đồng đều, không có lao động ngoài độ tuổi lao động. Trong đó, trưởng phòng và 3 phó phòng là những người có độ tuổi trên 45 giàu kinh nghiệm quản lý. Lực lượng lao động kế cận trong phòng là những nhân viên trẻ, năng động. Thâm niên công tác của người lao động trong phòng chủ yếu từ 5 – 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất (60%). Lực lượng lao động trong

5 Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính, (2008), Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức Quản trị Hành chính

Hành chính – Bảo vệ - Y tế

Tiền lương Quản lý xe con

Trưởng phòng

Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính sẽ chịu trách nhiệm chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực của toàn Công ty. Các phòng ban, xí nghiệp sẽ có cán bộ phụ trách công tác đào tạo thực hiện các công việc có liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị mình như xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo. Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính làm nhiệm vụ tổng hợp các nhu cầu đào tạo của các phòng ban, xí nghiệp, trình duyệt lên Ban lãnh đạo công ty xem xét. Sau đó, lên kế hoạch và thực hiện chương trình đào tạo, xây dựng nội dung môn học, bài giảng và lựa chọn cán bộ làm công tác giảng dạy… Chính nhờ đó, sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả.

2.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT giai đoạn 2006 – 2008Bảng 2.1: Bảng số liệu tài chính TCT giai đoạn 2006 – 2008 Bảng 2.1: Bảng số liệu tài chính TCT giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: Triệu đồng

Báo cáo kết quả kinh doanh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị sản lượng 470.77 0 532.79 0 746.18 0 Tổng doanh thu 432.39 0 480.75 0 621.24 0

Lợi nhuận trước thuế 80.072 98.112

124.00 0

Lợi nhuận sau thuế 49.703 63.591 75.761

Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản 225.34 0 348.37 0 564.77 0 Vốn chủ sở hữu 212.59 0 290.31 0 492.80 0 Tổng nợ phải trả 12.756 58.062 71.973

Khả năng sinh lợi

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 0.11 0.13 0.12

ROA (%) 22.05 18.25 13.41

ROE (%) 23.37 21.9 15.37

Rủi ro tài chính

Tổng Nợ/Tổng tài sản 0.056 0.17 0.12

Tổng Nợ/Vốn chủ sở hữu 0.06 0.2 0.14

Cùng với sự phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, UDIC vẫn luôn giữ vững được sự tăng trưởng ổn định và bền vững, công ty luôn là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2008, giá trị sản lượng của Công ty mẹ đạt 746.180 triệu đồng, tăng 40,05% so với năm 2007, tăng 58,5% so với năm 2006. Tốc độ tăng

Một phần của tài liệu “ Hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (Trang 33 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w