CÀI ĐẶT CẤU HÌNH VÀ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHỐNG TRÙNG VÉ TÀU HỎA KHI PHÂN TÁN CSDL TRÊN TẤT CẢ CÁC GA TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ( Tiểu luận LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO) (Trang 35 - 39)

IV.1. Cài đặt cấu hình

IV.1.1 Trên hệ thống Server và Agent a. Trên Server

Cài đặt cấu hình:

Máy ảo Java 1.4.0 trở lên

Chương trình cài đặt trên Server gồm các Servlet sau:

DangKy: Tiếp nhận đăng ký của khách hàng từ Client.

DangNhap: Tiếp nhận yêu cầu đăng nhập vào hệ thống tài khoản. DatVe: Tiếp nhận đăng ký đặt vé của khách hàng từ Client.

QuanLyThongTin: Quản lý những thông tin chung của hệ thống Server như: Ga, Tau, Toa, Lịch Trinh, Gia Vé

b. Trên Agent

Cài đặt cấu hình:

Máy ảo Java 1.4.0 trở lên

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2003 của Microsoft Cài đặt chương trình

Chứa các hàm cho phép truy cập từ xa, xử lý các yêu cầu do Server gửi đến

IV.1.2. Trên hệ thống Client

Cài đặt cấu hình:

Máy ảo Java 1.4.0 trở lên. Có kết nối mạng Internet. Cài đặt chương trình

Chương 3 : KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN I. KẾT LUẬN

Trong suốt quá trình nghiên cứu tìm hiểu thì đề cũng đã được hoàn thành. Trong thời gian này, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với bạn bè và sự nổ lực của bản thân mình tôi đã nghiên cứu, thực hiện hoàn thành đề tài:”Ứng dụng lập trình phân tán để xây dựng hệ thống đặt vé tàu trực tuyến” và tôi đã thu được những kết quả sau:

 Tìm hiểu được về hệ thống phân tán.

 Tìm hiểu được kỷ thuật lập trình phân tán.

 Tìm hiểu kỷ thuật RMI của ngôn ngữ lập trình Java.

 Xây dựng được mô hình xử lý phân tán.

 Xây dựng chương trình: Hệ thống đặt vé tàu trực tuyến.

Ưu điểm của hệ thống ứng dụng phân tán sử dụng kỷ thuật RMI

 Cung cấp một sự liên thông giữa các tiến trình gọi từ xa của các đối tượng trong các máy ảo khác nhau.

 Cung cấp tiến trình gọi trở lại từ các Sever đến các Client .

 Tích hợp chế độ đối tượng phân tán vào trong ngôn ngữ Java theo một phương pháp tự nhiên trong khi vẫn giữ được hầu hết ý nghĩa đối tượng của ngôn ngữ này.

 Thực thi khác nhau giữa chế độ đối tượng phân tán và chế độ đối tượng Java cục bộ một cách rõ ràng.

 Xây dựng được các ứng dụng phân tán đáng tin cậy.

 Có nhiều kiểu tham chiếu khác nhau cho các đối tượng từ xa.

 Các trình quản lý bảo mật và các trình nạp lớp bảo đảm tính an toàn trong môi trường Java. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sử dụng kỹ thuật này, sau khi chương trình Sever đã được khởi động thì chương trình Client có thể thực hiện các cuộc gọi đến Sever để yêu cầu thực hiện các công việc mà nó đã đệ trình.

 Một điểm linh hoạt nữa mà kỹ thuật RMI đem lại là khi Sever đang trong thời gian chạy ta vẫn có thể bổ sung thêm các cuộc gọi đến Sever hoặc thậm chí có thể thay đổi mã nguồn của client, hoặc tạo mới một chương trình client.

Nhược điểm

 Tốc độ triển khai ứng dụng chậm.

 Không sử dụng giao thức HTTP khi truyền dữ liệu nên sẽ bị tường lửa trên các hệ thống chặn lại dẫn đến không thực hiện chương trình được.

II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hệ thống này tôi đã xây dựng bước đầu là ứng dụng trên desktop và hệ thống này có thể phát triển thành một hệ thống lớn bằng cách phát triển trên ứng dụng Web Service.

Hệ thống có thể tích hợp thêm một số vấn đề về bảo mật thông tin khi sử dụng trên mạng Internet.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Văn Đức. Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML. Nhà xuất bản Giáo Dục.

[2] Nguyễn Phương Lan – Hoàng Đức Hải. Java lập trình mạng. Chương 2. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

[3] TS. Lê Văn Sơn. Hệ tin học phân tán. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2002

[4] Nguyễn Tiến – Ngô Quốc Việt – Phạm Nguyễn Tuấn Kỳ. Giáo trình lý thuyết & thực hành Java 2. Nhà xuất bản thống kê 2000

[5] SUN microsystems, Speeding up secure web transaction using Elliptic Curve Cryptography, 2003

[6] http://java.sun.com Trang chủ của Sun Java [7] http://javavietnam.org Diễn đàn Java Việt Nam [8] http://jcp.org Trang tổ chức Java Community Process [9] http://java2s.com Các ví dụ về ngôn ngữ lập trình Java

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU...2

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT...4

I. LẬP TRÌNH PHÂN TÁN...4

I.1. Định nghĩa...4

I.2. Tính toán phân tán và lưới tính toán...4

I.3. Cách thức làm việc trong lập trình phân tán...5

I.4. Vai trò của máy chủ trong ứng dụng phân tán...5

I.5. Những đặc trưng của ứng dụng phân tán...8

II. VẤN ĐỀ ĐỒNG BỘ HÓA TRONG LẬP TRÌNH PHÂN TÁN...8

II.1. Đặt vấn đề...8

II.3. Sắp xếp kiểu đóng dấu...13

III. KỶ THUẬT RMI CỦA CÔNG NGHỆ LẬP TRÌNH JAVA...18

III.1. Tổng quan về RMI...18

III.2. Viết một RMI Server...21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III.3. Tạo một chương trình khách (Client)...28

Chương 2 : PHÂN TÍCH BÀI TOÁN...30

I. ĐẶC TẢ BÀI TOÁN ĐẶT VÉ TÀU TRỰC TUYẾN...30

II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG...31

II.1. Thiết kế sơ đồ lớp của hệ thống ...31

II.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu...32

III. THUẬT TOÁN ...33

III.1. Sơ đồ khối chương trình Server...33

III.2. Sơ đồ khối chương trình Client ...34

IV. CÀI ĐẶT CẤU HÌNH VÀ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH...35

IV.1. Cài đặt cấu hình...35

Chương 3 : KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN...36

I. KẾT LUẬN...36

II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN...37

[5] SUN microsystems, Speeding up secure web transaction using Elliptic Curve Cryptography, 2003...38

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHỐNG TRÙNG VÉ TÀU HỎA KHI PHÂN TÁN CSDL TRÊN TẤT CẢ CÁC GA TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ( Tiểu luận LẬP TRÌNH MẠNG NÂNG CAO) (Trang 35 - 39)