Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp đắk nông, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

5. Cấu trúc của đề tài khóa luận

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông, phía Tây Nam vùng Tây nguyên, đoạn cuối dãy Trƣờng Sơn, có độ cao trung bình từ 600 - 700m, có nơi lên đến 1.970m so với mực nƣớc biển. Là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa nhƣ M’Nông, Mạ, Ê đê …, theo chế độ cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, trải dài trên một địa bàn rộng lớn.

Do vị trí địa lý, vùng đất Đăk Nông nói riêng, vùng đất Tây Nguyên nói chung, nằm ở ngã ba của các quốc gia Đông Dƣơng, luôn chịu sự tranh chấp của nhiều thế lực bên ngoài với các tộc ngƣời bản địa hoặc giữa các thế lực xâm lƣợc với nhau. Vì vậy, vùng đất này luôn chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý hành chính.

Từ năm 1893, triều đình nhà Nguyễn buộc phải chấp nhận để Pháp toàn quyền cai trị vùng cao nguyên Trung phần, Đăk Nông trở thành vùng đất thuộc quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp.

Không chịu khuất phục dƣới ách thống trị của thực dân, các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Đăk Nông nói riêng đã vùng lên, chống thực dân xâm lƣợc mà điển hình là các cuộc khởi nghĩa của N’Trang Gƣh (1845-1914, tù trƣởng buôn Cuah Kplang), từ năm 1887 đến năm 1914, ông từng lãnh đạo nghĩa quân bao vây tiêu diệt đồn Buôn Tur, buôn Riăng, buôn Dur, buôn Tinh, đồn Phơty…; cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng (1870 - 1935, là ngƣời dân tộc M’Nông), Ông đã đứng lên lãnh đạo các dân tộc M’ Nông, Stiêng, Mạ… vũ trang chống Pháp từ cuối năm 1911, cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp vùng cao nguyên M'Nông và đƣợc nhiều tù trƣởng tài giỏi khác nhƣ R'Dinh, R'Ong (tù trƣởng của các buôn Bu Jeng Chet, Bu Mera, Bu Nơr, Bu Nốp... thuộc tổng

19

DakRtik, nay là tỉnh Đắk Nông) tham gia. Giữa tháng 5 năm 1935, quân Pháp tập trung tiến công đại bản doanh của nghĩa quân. Tù trƣởng N’Trang Lơng bị trọng thƣơng và tử thƣơng đêm 23 tháng 5 năm 1935.

Sau khi hoàn thành việc xâm lƣợc và bình định khu vực Tây Nguyên, thực dân Pháp đã từng bƣớc thiết lập hệ thống chính quyền tay sai thực dân trên địa bàn Đăk Nông để kiểm soát dân chúng, tập trung ở Đăk Mil, Đăk Song. Năm 1940, bên cạnh nhà tù Buôn Ma Thuột, chúng còn cho xây dựng Ngục Đăk Mil (nay thuộc huyện Đăk Mil, Đăk Nông), nhằm đày ải và tra tấn các chiến sĩ cách mạng của ta. Ngục Đăk Mil trở thành một cơ sở cách mạng trên địa bàn huyện và đã chứng kiến nhiều lần vƣợt ngục dũng cảm của những ngƣời Cộng sản yêu nƣớc.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) Đăk Nông là vùng địch tạm chiếm đóng. Đồng bào dân tộc M’Nông, Mạ… với truyền thống kiên cƣờng, anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm đã đƣợc sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Năm 1950, tỉnh Đăk Lăk cử Đội công tác 124 về tiến hành xây dựng cơ sở ở xung quanh núi Nâm Nung.

Những năm 1954 - 1959, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, nhiều thanh niên M’Nông, Mạ… đã giác ngộ cách mạng, thoát ly và đƣợc đƣa vào vùng hậu cứ đào tạo để sau này phục vụ địa phƣơng. Ban Cán sự Đảng kết hợp với đội công tác tuyên truyền, vận động thành lập đƣợc trung đội du kích ngƣời dân tộc M’Nông để chiến đấu chống Pháp. Đây là những lực lƣợng tiền thân của lực lƣợng quân sự tỉnh sau này.

Từ năm 1959, khu vực Nâm Nung trở thành khu căn cứ của lực lƣợng cách mạng. Tại căn cứ này, chính quyền cách mạng đã xây dựng đƣợc 3 trung đội du kích, gồm 150 thanh niên M’Nông, đã huy động đƣợc hàng chục ngàn ngày công phục vụ chiến đấu, vận động nhân dân đóng góp hàng ngàn tấn lƣơng thực, hàng trăm tấn thực phẩm cho cách mạng và xây dựng hàng ngàn hầm chông, cạm bẫy,

20

rào hàng chục cây số để chiến đấu bảo vệ hậu cứ, bảo vệ an toàn cơ quan lãnh đạo tỉnh, huyện và các trạm hành lang.

Tháng 1.1959, chính quyền Sài Gòn cắt một phần phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, một phần quận Kiến Hòa của Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Quảng Đức. Địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức, về cơ bản giống nhƣ địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay, đƣợc chia làm 3 quận: Quận Đức Lập, quận Kiến Đức, quận Khiêm Đức và khu hành chính Đức Xuyên. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chiến lƣợc và điều kiện chiến tranh, tháng 12 năm 1960, Trung ƣơng đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia địa giới của địch (lấy mật danh là B4), thuộc Liên tỉnh IV, do Liên khu V trực tiếp chỉ đạo; giữa năm 1961, tỉnh Quảng Đức do khu VI trực tiếp chỉ đạo.

Đầu năm 1962, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Cách mạng, Trung ƣơng quyết định giải thể tỉnh Quảng Đức, chuyển Đức Lập, Đức Xuyên nhập về tỉnh Đăk Lăk, Kiến Đức nhập về tỉnh Phƣớc Long, Khiêm Đức nhập về tỉnh Lâm Đồng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 5/1975, thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng, tỉnh Quảng Đức đƣợc thành lập lại, Chính quyền Cách mạng đã nhanh chóng chỉ đạo các cấp, các ngành ổn định tổ chức, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bƣớc phát triển kinh tế-xã hội. Tháng 11/1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đăk Lăk. Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Đăk Nông đƣợc tái lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay, tỉnh Đăk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2

,có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã gồm: Cƣ Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Rlâp, Đăk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa, với dân số 492.027 ngƣời, cùng với 33 dân tộc anh em đang làm ăn, sinh sống. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa.

21

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp đắk nông, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)